Bài giảng Âm nhạc Lớp 7 Sách Cánh diều - Chủ đề 2: Em yêu làn điệu dân ca - Tiết 5: Hát bài "Đi cấy" - Trường THCS Tam Thanh
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Âm nhạc Lớp 7 Sách Cánh diều - Chủ đề 2: Em yêu làn điệu dân ca - Tiết 5: Hát bài "Đi cấy" - Trường THCS Tam Thanh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
bai_giang_am_nhac_lop_7_sach_canh_dieu_chu_de_2_em_yeu_lan_d.pptx
Nội dung tài liệu: Bài giảng Âm nhạc Lớp 7 Sách Cánh diều - Chủ đề 2: Em yêu làn điệu dân ca - Tiết 5: Hát bài "Đi cấy" - Trường THCS Tam Thanh
- ÂM NHẠC 7 GiáoGiáo viên:viên: PhạmPhạm ThịThị BíchBích NhàiNhài Trường:Trường: THCSTHCS TamTam ThanhThanh
- • TRÒ CHƠI “ AI NHANH HƠN”: KỂ TÊN CÁC BÀI HÁT DÂN CA MÀ EM BIẾT • Luật chơi: - Chia lớp thành 3 đội chơi ( Mỗi tổ là 1 đội gồm 5 bạn) - Lần lượt các thành viên trong đội viết tên bài hát dân ca ( Bài trước không trùng bài sau) - Đội nào kể tên được nhiều bài hát sẽ là đội thắng
- Chủ đề 2 EM YÊU LÀN ĐIỆU DÂN CA Tiết 5 – Hát bài Đi cấy – Nghe bài dân ca Hát chèo thuyền – Trải nghiệm và khám phá
- 1. Hát bài
- Giới thiệu bài hát Hát múa đội đèn là một hình thức diễn xướng dân gian kết hợp giữa hát và múa vô cùng độc đáo của vùng đất Thanh Hoá. Hát múa đội đèn gồm 10 bài dân ca tạo thành một liên khúc diễn tả những công việc của nhà nông như: gieo mạ, đi cấy, kéo sợi, dệt vải, gặt lúa, đồng thời thể hiện ước mong mưa thuận gió hoà, mùa màng bội thu của người nông dân. Thường có từ 10 đến 12 người tham gia biểu diễn Hát múa đội đèn, mỗi người sẽ đội lên đầu một đĩa đèn vừa hát, vừa múa. Mỗi câu hát, mỗi bước đi hay mỗi động tác múa đều mô phỏng lại những cảnh sinh hoạt lao động hàng ngày của người nông dân.
- Giới thiệu bài hát Đi cấy là bài dân ca trong liên khúc trên. Bài hát có cấu trúc 1 đoạn, giai điệu tươi vui, trong sáng. Lời ca được hình thành từ các câu thơ lục bát: Lên chùa bẻ một cành sen Ăn cơm bằng đèn đi cấy sáng trăng Ba cô có bạn cùng chăng Thắp đèn ta sẽ chơi trăng ngoài thềm Cầu cho trong ấm ngoài êm!
- Nghe hát mẫu
- Học hát từng câu
- Hát hoàn chỉnh cả bài
- 2. Nghe bài dân ca Hát chèo thuyền
- Nghe bài hát (lần 1)
- Thảo luận nhóm 1.Tinh thần cần cù lao động của những người dân làm nghề chài lưới thể hiện ở câu hát nào? 2. Nghề chài lưới lênh đênh trên sông nước đi khắp mọi nơi thể hiện ở câu hát nào? 3. Nội dung bài hát muốn nhắn nhủ chúng ta điều gì? 4. Cụm từ “dô dô khoan dô hậy” do bên “xướng” hay bên “xô” hát?
- GỢI Ý CÂU TRẢ LỜI -Tinh thần cần cù lao động của những người dân làm nghề chài lưới thể hiện ở câu hát: Không nên là nên ta cũng chẳng nhờ là nhờ cậy ai - Nghề chài lưới lênh đênh trên sông nước đi khắp mọi nơi thể hiện ở câu hát: Sông Ngô bể sở biết đâu bến bờ - Nội dung bài hát: Thể hiện tinh thần cần cù lao động và sự vất vả của những người dân làm nghề chài lưới. Họ luôn lạc quan, yêu đời và tự tin vào sức lao động của chính mình. - Cụm từ “dô dô khoan dô hậy” do bên xô hát
- Bài Hát chèo thuyền là một bài dân ca của vùng Bắc Bộ. Nội dung bài hát thể hiện tinh thần cần cù lao động và sự vất vả của những người dân làm nghề chài lưới. Cuộc sống của họ gắn liền với sông nước, lênh đênh khắp mọi nơi. Họ luôn lạc quan, yêu đời và tự tin vào sức lao động của chính mình. Bài dân ca được hát theo hình thức “Xướng – Xô”, giai điệu đan xen giữa sự mềm mại của bè “Xướng” và sự chắc khoẻ phù hợp nhịp lao động của bè “Xô”: “dô dô khoan dô hậy”.
- Nghe bài hát (lần 2)
- 3. Trải nghiệm và khám phá
- Đáp án Chồng chài, vợ lưới, con câu, Sông Ngô bể Sở biết đâu bến bờ. Khi nên tay kiếm tay cờ, Không nên thì cũng chẳng nhờ cậy ai.
- Dặn dò về nhà - Tập hát bài Đi cấy; thuộc lời ca. - Tập biểu diễn bài hát