Bài giảng Toán Lớp 7 Sách Kết nối tri thức - Luyện tập chung (Trang 56) - Trường THCS Tân Thành
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Toán Lớp 7 Sách Kết nối tri thức - Luyện tập chung (Trang 56) - Trường THCS Tân Thành", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
bai_giang_toan_lop_7_sach_ket_noi_tri_thuc_luyen_tap_chung_t.pptx
Nội dung tài liệu: Bài giảng Toán Lớp 7 Sách Kết nối tri thức - Luyện tập chung (Trang 56) - Trường THCS Tân Thành
- CHÀO MỪNG CÁC EM ĐẾN VỚI TIẾT HỌC HÔM NAY!
- Ai nhớ bài lâu hơn? 1. Biến cố là gì? Có mấy loại biến cố? Đặc điểm của các biến cố đó. 2. Xác suất của biến cố là gì? Khi nào biến cố có nhiều khả năng xảy ra? Khi nào biến cố đó ít khả năng xảy ra?
- Ai nhớ bài lâu hơn? 3. Thế nào là xác suất của biến cố chắc chắn, biến cố không thể? Thế nào là xác suất của các biến cố đồng khả năng? Công thức tính xác suất của k biến cố đồng khả năng?
- Câu 1 • Biến cố là các hiện tượng, sự kiện trong tự nhiên, cuộc sống. • Có 3 loại biến cố: Ø Biến cố chắc chắn: Biến cố biết trước được luôn xảy ra. Ø Biến cố không thể: Biến cố biết trước được không bao giờ xảy ra. Ø Biến cố ngẫu nhiên: Biến cố không thể biết trước được có xảy ra hay không.
- Câu 2 • Xác suất của biến cố là khả năng xảy ra của một biến cố được đo lường bởi một số nhận giá trị từ 0 đến 1. • Xác suất của một biến cố càng gần 1 thì biến cố đó càng có nhiều khả năng xảy ra. Xác suất của một biến cố càng gần 0 thì biến cố đó càng ít khả năng xảy ra. 0 1 1 ít khả năng xảy ra 2 nhiều khả năng xảy ra
- Câu 3 Công thức tính xác suất của k biến cố đồng khả năng:
- LUYỆN TẬP CHUNG Cả lớp cùng quan sát và phân tích ví dụ sau
- Ví dụ Một tấm bìa cứng hình tròn được chia làm sáu phần bằng nhau và ghi số 1; 2; 3; 4; 5; 6 (H.8.3), được gắn vào trục quay có mũi tên ở tâm. Bạn Nam quay tấm bìa. a) Tìm xác suất của các biến cố sau: • A: “Mũi tên dừng ở hình quạt ghi số bé hơn 7” • B: “Mũi tên dừng ở hình quạt ghi số 0”; • C: “Mũi tên dừng ở hình quạt ghi số 2”.
- Ví dụ b) Biết rằng nếu mũi tên dừng ở hình quạt ghi số 1 hoặc 2 thì Nam nhận được 100 điểm; dừng ở hình quat ghi số 3 hoặc 4 thì Nam nhận được 200 điểm; dừng ở hình quạt ghi số 5 hoặc 6 thì Nam nhận được 300 điểm. Xét các biến cố sau: E: “Nam nhận được 100 điểm”; F: “Nam nhận được 200 điểm”; G: “Nam nhận được 300 điểm”. • Các biến cố E, F, G có đồng khả năng không? Vì sao? • Tìm xác suất của các biến có E, F, G.
- Giải • "Mũi tên dừng ở hình quạt số 4" • "Mũi tên dừng ở hình quạt số 5" • "Mũi tên dừng ở hình quạt số 6"
- LUYỆN TẬP Bài 8.8(SGK-tr57) Một túi đựng các tấm thẻ được ghi số 9; 12; 15; 18; 21; 24. Rút ngẫu nhiên một tấm thẻ trong túi. Chọn từ thích hợp (chắc chắn, không thể, ngẫu nhiên) thay vào dấu "?" trong các câu sau: • Biến cố A: “Rút được thẻ ghi số là số chẵn” là biến cố .?.ngẫu nhiên • Biến cố B: “Rút được thẻ ghi số chia hết cho 3” là biến cố .?.chắc chắn • Biến cố C: “Rút được thẻ ghi số chia hết cho 10” là biến cố .?.không thể
- Bài 8.10 (SGK-tr57) Trong một chiếc hộp có 15 quả cầu màu xanh, 15 quả cầu màu đỏ. Lấy ngẫu nhiên một quả cầu từ trong hộp. Xét hai biến cố sau: A: “Lấy được quả cầu màu đỏ” và B: “Lấy được quả cầu màu xanh”. a) Hai biến cố A và B có đồng khả năng không? Vì sao? b) Tìm xác suất của biến cố A và biến cố B.
- Giải a) Hai biến cố A và B có đồng khả năng. Bởi vì quả cầu được lấy ngẫu nhiên; số quả cầu màu xanh và số quả cầu màu đỏ bằng nhau nên xác suất của các biến cố bằng nhau.
- VÒNGVÒNG QUAYQUAY MAYMAY MẮNMẮN 1 2 3 4 5
- Câu 1: Biến cố “ Nhiệt độ cao nhất trong tháng 6 tại Hà Nội là 8°C” là: A. Biến cố chắc chắn B. Biến cố không thể C. Biến cố ngẫu nhiên D. A và C đúng
- Câu 2: Trong một hộp có 2 quả bóng xanh và 9 quả bóng vàng có kích thước giống nhau. An lấy đồng thời 2 quả bóng từ hộp, hỏi có bao nhiêu kết quả có thể xảy ra? A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
- Câu 3: Tung ngẫu nhiên hai đồng xu cân đối. Trong các biến cố sau, biến cố nào không là biến cố ngẫu nhiên? B. Số đồng xu xuất hiện mặt A. Số đồng xu xuất hiện mặt sấp gấp 2 lần số đồng xu xuất sấp không vượt quá 2 hiện mặt ngửa. C. Có ít nhất một đồng xu xuất D. Có ít nhất một đồng xu xuất hiện mặt ngửa. hiện mặt sấp.
- Câu 4: Chọn ngẫu nhiên một số trong tập hợp {2, 5, 6, 7, 9, 19}. Nhưng kết quả thuận lợi cho biến cố “Số được chọn là số lẻ” là: A. 2, 5, 7, 9, 19 B. 5, 7, 6, 19 C. 2, 6, 7, 9 D. 5, 7, 9, 19
- Câu 5: Một chiếc hộp chứa 5 quả cầu màu đỏ và 9 quả cầu màu vàng. Các quả cầu có kích thước và trọng lượng như nhau. Lấy ngẫu nhiên hai quả cầu từ trong hộp. Xác suất của biến cố A: “Lấy được hai quả cầu màu trắng” là: A. 1 D. 0
- VẬN DỤNG Bài 8.9 (SGK-tr57) Vuông và Tròn mỗi người gieo một con xúc xắc. Tìm xác suất để a) Hiệu giữa số chấm xuất hiện trên hai con xúc xắc bằng 6. → Xác suất bằng 0 (biến cố không thể) b) Số chấm xuất hiện trên hai con xúc xắc đều bé hơn 7. → Xác suất bằng 1 (biến cố chắc chắn)
- Bài 8.11 (SGK-tr57) Chọn ngẫu nhiên một số trong bốn số 11; 12; 13 và 14. Tìm xác suất để a) Chọn được số chia hết cho 5. b) Chọn được số có hai chữ số. c) Chọn được số nguyên tố. d) Chọn được số chia hết cho 6.
- Giải a) Xác suất để “Chọn được số chia hết cho 5” là 0 (biến cố không thể). b) Xác suất để “Chọn được số có hai chữ số” là 1 (biến cố chắc chắn). c) “Chọn được số nguyên tố”. Trong các số đã cho, ta thấy: số 11 và 13 là số nguyên tố.
- Giải d) “Chọn được số chia hết cho 6”
- HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ 01 02 03 Ôn tập kiến thức Hoàn thành bài tập Chuẩn bị bài sau - đã học trong SBT Bài tập cuối chương
- HẸN GẶP LẠI CÁC EM TRONG TIẾT HỌC SAU!