Đề cương ôn tập hè Ngữ văn Lớp 7 theo tuần Sách Kết nối tri thức - Năm học 2022-2023 - Trường THCS Nghĩa Lợi

docx 17 trang Hồng Diễm 01/02/2025 560
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập hè Ngữ văn Lớp 7 theo tuần Sách Kết nối tri thức - Năm học 2022-2023 - Trường THCS Nghĩa Lợi", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxde_cuong_on_tap_he_ngu_van_lop_7_theo_tuan_sach_ket_noi_tri.docx

Nội dung tài liệu: Đề cương ôn tập hè Ngữ văn Lớp 7 theo tuần Sách Kết nối tri thức - Năm học 2022-2023 - Trường THCS Nghĩa Lợi

  1. 1 ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HÈ 2023 MÔN : NGỮ VĂN 7 TUẦN 1 THÁNG 6- ĐỀ 1 I. ĐỌC HIỂU (6,0 điểm) Đọc văn bản sau: NƯỚC MẮT CÁ SẤU Một buổi trưa mùa hè nóng nực. Đang lúc hạn hán kéo dài, có một bác nông dân kéo một chiếc xe chở đồ đi qua ven rừng. Lúc đó, Cá Sấu đang nằm thoi thóp bên đường, tưởng như sắp chết khô đến nơi mất. Trông thấy bác nông dân đi tới, Cá Sấu liền giả bộ khóc lóc van xin: - Ối ông ơi, xin ông rủ lòng thương cứu con với! Cánh đầm ven rừng này khô cạn từ lâu rồi. Ông hãy làm phúc chở giùm con đến cánh đầm sâu ở bên kia núi. Bác nông dân đáp: - Làm sao ta mang chú đi được! Chú kềnh càng thế kia cơ mà! Ta chịu thôi! Cá Sấu lại giả tảng, lã chã giọt ngắn giọt dài: - Ối ông ơi, ông cứu con làm phúc! Ông cứ đặt con lên xe, rồi chở con đi thôi mà! Bác nông dân lắc đầu: - Ta không bê nổi chú lên xe, chú nặng lắm! Vả lại xe ta đã chất đầy các thứ rồi! Cá Sấu khẩn khoản: - Hay ông cột chặt con vào gầm xe mà kéo đi vậy? Khi nào đến cánh đầm kia chân núi, ông cởi chão ra cho con! Bác nông dân động lòng thương con vật khốn khổ, bèn lấy một cuộn chão to tướng cột chặt Cá Sấu vào gầm xe, rồi kéo chiếc xe lặc lè nặng gấp đôi lúc trước và đi tiếp. Khi đến khu đầm sâu, mồ hôi nhễ nhại, bác ta cởi dây buộc Cá Sấu ra. Gã Cá Sấu liền há mõm nhe rặng chặn ngay bác nông dân lại và trở mặt: - Này ông, ông hãy để lại xác ở đây cho ta ăn thịt, ta căm giận ông lắm! Bác nông dân sửng sốt: - Sao chú lại căm giân ta và muốn trả ơn ta bằng cách đó? Cá Sấu lên giọng: - Ông đã trói ta chặt quá làm cho suốt quãng đường dài ta nhức nhối khắp cả mình mẩy. Ta phải ăn thịt ông bạn cho bõ giận. Vả lại đã mấy ngày liền ta nằm khô, chẳng kiếm được con mồi nào cả Vừa lúc đó, Thỏ Rừng ở đâu chọt đi tới, thoáng nghe cậu chuyện, liền hỏi Cá Sấu: - Sao, ông bạn chuyến này lại muốn ăn thịt cả người nữa cơ à? Cá Sấu vênh váo trả lời: - Ừ, tớ nhờ cái nhà bác này chở tớ từ cánh đầm khô cạn bên kia chân núi sang cánh đầm bên này để kiếm ăn. Bác ta đã không thương thì chớ, lại trói chặt tớ vào gầm xe đến gãy hết cả xương và suýt nữa thì tắc thở. Tớ phải trả thù! Thỏ Rừng lại hỏi: - Bác ta đã trói ông bạn như thế nào? Lại đây tớ xem thử! Là người giữa, tớ sẽ phân rõ phải trái cho cả hai bên! Thỏ Rừng nói luôn với bác nông dân:
  2. 2 - Bác câm lấy cuộn chão và thử trói lại anh bạn này vào gầm xe như ban nãy cho tôi xem có đúng như anh ta kể tội bác không? Bác nông dân lại trói chặt Cá Sấu vào gầm xe. Thỏ Rừng giả vờ giật thử sợi dây, rồi hỏi Cá Sấu: - Có phải ban nãy bác ta đã trói ông bạn như thế này không? Ồ, thế này thì đã chặt gì lắm đâu! Cá Sấu hấp tấp phân bua: - Không, không! Nếu chỉ trói như thế này thôi thì tớ nổi giận làm sao được cơ chứ! Thỏ Rừng liền giúp bác nông dân siết chặt sợi dây chão hơn nữa, rồi lại hỏi Cá Sấu: - Thế này đã đúng chưa? Cá Sấu nhăn mặt xuýt xoa, gật đầu lia lịa: - Đúng! Đúng như thế đấy! Tớ không tài nào cựa nổi mình nữa! Có thế tớ mới nổi giận và phải trả thù chứ! Thỏ Rừng quay lại nói với bác nông dân: - Bây giờ hắn đã bị trói không cựa nổi mình nữa thì bác còn đợi gì nào? Liệu cái giống bất nhân bất nghĩa này có tha cái mạng cho bác không, nếu bác lại thương hại hắn như ban nãy? Như sực tỉnh, lập tức bác nông dân vác luôn một tảng đá to tướng nhặt ở ven đầm, vừa đập Cá Sấu vừa hét: - Nước mắt cá sấu này! Nước mắt cá sấu này! Thế là con Cá Sấu vô ơn, lật lọng đã bị trừng trị đích đáng. ( Câu chuyện Nước mắt Cá Sấu – Truyện cổ tích Khmer) Thực hiện các yêu cầu: Câu 1: Câu chuyện trên được kể theo ngôi thứ mấy? A. Ngôi thứ nhất B. Ngôi thứ hai C. Ngôi thứ ba D. Kết hợp nhiều ngôi kể Câu 2: Nhân vật chính trong truyện là Cá Sấu. Đúng hay sai? A. Đúng B. Sai Câu 3: Trong câu văn: “Một buổi trưa mùa hè nóng nực. Đang lúc hạn hán kéo dài, có một bác nông dân kéo một chiếc xe chở đồ đi qua ven rừng” có mấy phó từ chỉ số lượng? A. Một B. Hai C. Ba D. Bốn Câu 4: Sắp xếp các sự việc sau theo trình tự hợp lí? (1)Trông thấy bác nông dân đi tới, Cá Sấu liền giả bộ khóc lóc van xin (2)Thỏ Rừng liền giúp bác nông dân siết chặt sợi dây chão hơn nữa (3)Gã Cá Sấu liền há mõm nhe rặng chặn ngay bác nông dân lại và trở mặt
  3. 3 (4)Bác nông dân động lòng thương con vật khốn khổ, bèn lấy một cuộn chão to tướng cột chặt Cá Sấu vào gầm xe, rồi kéo chiếc xe lặc lè nặng gấp đôi lúc trước và đi tiếp. (5) Bác nông dân lại trói chặt Cá Sấu vào gầm xe. Thỏ Rừng giả vờ giật thử sợi dây, rồi hỏi Cá Sấu A. (2) – (4) – (1) – (3)-(5) B. (4) – (3) – (2) – (1) –(5) C. (5) – (4) – (3) – (2)- (1) D. (1) – (4) – (3) – (2) –(5) Câu 5: Hành động “Cá Sấu nằm thoi thóp,giả bộ khóc lóc, van xin” nhằm mục đích gì? A. Để sám hối tội lỗi B. Để giết thời gian C. Để đánh lừa bác nông dân D. Để rình con mồi Câu 6: Việc “Bác nông dân động lòng thương con vật khốn khổ”cho thấy thái độ gì của bác nông dân? A. Thương loài vật B. Tự tin C. Thiếu cảnh giác D. Kiêu ngạo Câu 7: Từ “bất nhân” trong câu “Liệu cái giống bất nhân bất nghĩa này có tha cái mạng cho bác không, nếu bác lại thương hại hắn như ban nãy” được hiểu như thế nào? A. Yêu thương con người B. Không có lòng thương người C. Lo lắng về tội lỗi đã gây ra D. Xấu hổ về tội lỗi đã gây ra Câu 8: Thành ngữ “nước mắt cá sấu” nói đến điều gì? A. Khóc lóc giả dối hòng che đậy dã tâm B. Dài dòng văn tự C. Lúng túng, ấp úng D. Nói quá sự thật Câu 9: Em rút ra được bài học gì từ câu chuyện trên? Câu 10: Em có đồng tình với việc làm của Cá sấu trong câu chuyện không? Vì sao? II. VIẾT (4,0 điểm) Viết bài văn trình bày ý kiến của em về vấn đề bảo vệ rừng là bảo vệ cuộc sống của chúng ta.
  4. 4 TUẦN 2 THÁNG 6 - ĐỀ 2 I. ĐỌC- HIỂU (6.0 điểm) Đọc ngữ liệu và thực hiện các yêu cầu dưới đây: Chiều sông Thương Đi suốt cả ngày thu Vẫn chưa về tới ngõ Dùng dằng hoa quan họ Nở tím bên sông Thương Nước vẫn nước đôi dòng Chiều vẫn chiều lưỡi hái Những gì sông muốn nói Cánh buồm đang hát lên Đám mây trên Việt Yên Rủ bóng về Bố Hạ Lúa cúi mình giấu quả Ruộng bời con gió xanh Nước màu đang chảy ngoan Giữa lòng mương máng nổi Mạ đã thò lá mới Trên lớp bùn sếnh sang Cho sắc mặt mùa màng Đất quê mình thịnh vượng Những gì ta gửi gắm Sắp vàng hoe bốn bên Hạt phù sa rất quen Sao mà như cổ tích Mấy cô coi máy nước Mắt dài như dao cau Ôi con sông màu nâu Ôi con sông màu biếc Dâng cho mùa sắp gặt Bồi cho mùa phôi phai Nắng thu đang trải đầy Đã trăng non múi bưởi Bên cầu con nghé đợi Cả chiều thu sang sông. (Hữu Thỉnh - trong Từ chiến hào đến thành phố, NXB văn học, Hà Nội, 1991)
  5. 5 Câu 1. Bài thơ trên thuộc thể thơ nào? A. Thơ bốn chữ B. Thơ năm chữ C. Thơ sáu chữ D. Thơ bảy chữ Câu 2. Xác định biện pháp tu từ có trong khổ thơ sau: ( “Nước màu đang chảy ngoan Giữa lòng mương máng nổi Mạ đã thò lá mới Trên lớp bùn sếnh sang” A. So sánh B. Nhân hóa C. Ẩn dụ D. Hoán dụ Câu 3. Cảnh vật trong bài thơ được miêu tả qua những màu sắc nào? A. Tím, xanh, vàng, nâu C. Xanh, tím, đen, trắng B. Đỏ, xanh, vàng, nâu D. Trắng, vàng, nâu, tím Câu 4. Bài thơ nói về mùa nào trong năm? (Nhận biết) A. Xuân B. Thu C. Hạ D. Đông Câu 5. Cảm xúc của nhà thơ được bộc lộ như thế nào qua khổ thơ sau: “Ôi con sông màu nâu Ôi con sông màu biếc Dâng cho mùa sắp gặt Bồi cho mùa phôi phai” A. Bồi hồi, xao xuyến B. Đau đớn, xót xa C. Nhớ nhung, tiếc nuối D. Vui mừng, phấn khởi Câu 6. Giọng điệu chính của bài thơ trên được thể hiện như thế nào? A. Sôi nổi, hào hứng B. Nhẹ nhàng, trong sáng C. Trang trọng, thành kính D. Thiết tha, xúc động Câu 7. Em hiểu từ “dùng dằng” trong hai câu thơ sau có nghĩa là gì? “Dùng dằng hoa quan họ Nở tím bên sông Thương” A. Ung dung, thoải mái B. Rụt rè, ngập ngừng C. Chậm chạp, thong thả D. Lưỡng lự, không quyết đoán Câu 8. Trong khổ thơ sau có bao nhiêu phó từ? “Nước màu đang chảy ngoan Giữa lòng mương máng nổi Mạ đã thò lá mới Trên lớp bùn sếnh sang” A. 1 C. 3 B. 2 D. 4
  6. 6 Câu 9. Nêu cảm xúc của em sau khi đọc xong bài thơ trên (viết không quá 5 dòng). Câu 10. Kể ra 2 hành động cụ thể của em để thể hiện tình yêu đối với quê hương đất nước. II. VIẾT (4.0 điểm) Trong các bài học vừa qua, em đã được làm quen với nhiều nhân vật văn học thú vị. Đó là các bạn nhỏ với tâm hồn trong sáng, tinh tế, nhân hậu như Mên, Mon (Bầy chim chìa vôi), An, Cò (Đi lấy mật) Những nhân vật ấy chắc hẳn đã mang đến cho em nhiều cảm xúc và ấn tượng. Em hãy viết bài văn phân tích đặc điểm của một nhân vật An trong văn bản: “ Đi lấy mật” của Đoàn Giỏi.
  7. 7 TUẦN 3 THÁNG 6 - ĐỀ 3 I. ĐỌC HIỂU (6,0 điểm) Đọc đoạn trích sau: MÙA XUÂN CỦA TÔI Tự nhiên như thế: ai cũng chuộng mùa xuân. Mà tháng giêng là tháng đầu của mùa xuân, người ta càng trìu mến, không có gì lạ hết. Ai bảo được non đừng thương nước, bướm đừng thương hoa, trăng đừng thương gió; ai cấm được trai thương gái, ai cấm được mẹ yêu con; ai cấm được cô gái còn son nhớ chồng thì mới hết được người mê luyến mùa xuân. Tôi yêu sông xanh, núi tím; tôi yêu đôi mày ai như trăng mới in ngần và tôi cũng xây mộng ước mơ, nhưng yêu nhất mùa xuân không phải là vì thế. Mùa xuân của tôi - mùa xuân Bắc Việt, mùa xuân của Hà Nội - là mùa xuân có mưa riêu riêu, gió lành lạnh, có tiếng nhạn kêu trong đêm xanh, có tiếng trống chèo vọng lại từ những thôn xóm xa xa, có câu hát huê tình của cô gái đẹp như thơ mộng Người yêu cảnh, vào những lúc trời đất mang mang như vậy, khoác một cái áo lông, ngậm một ống điếu mở cửa đi ra ngoài tự nhiên thấy một cái thú giang hồ êm ái như nhung và không cần uống rượu mạnh cũng như lòng mình say sưa một cái gì đó - có lẽ là sự sống. Ấy đấy, cái mùa xuân thần thánh của tôi làm cho người ta muốn phát điên lên như thế ấy. Ngồi yên không chịu được. Nhựa sống ở trong người căng lên như máu căng lên trong lộc của loài nai, như mầm non của cây cối, nằm im mãi không chịu được, phải trồi ra thành những cái lá nhỏ li ti giơ tay vẫy những cặp uyên ương đứng cạnh. Cùng với mùa xuân trở lại, tim người ta dường như cũng trẻ hơn ra, và đập mạnh hơn trong những ngày đông tháng giá. Lúc ấy, đường sá không còn lầy lội nữa mà là cái rét ngọt ngào, chớ không còn tê buốt căm căm nữa. Y như những con vật nằm thu hình một nơi trốn rét thấy nắng ấm trở về thì lại bò ra để nhảy nhót kiếm ăn, anh cũng “sống” lại và thèm khát yêu thương thực sự. Ra ngoài trời, thấy ai cũng muốn yêu thương, về đến nhà lại cũng thấy yêu thương nữa. Nhang trầm, đèn nến, và nhất là bầu không khí gia đình đoàn tụ êm đềm, trên kính dưới nhường, trước những bàn thờ Phật, bàn thờ Thánh, bàn thờ tổ tiên làm cho lòng anh ấm lạ ấm lùng, tuy miệng chẳng nói ra nhưng trong lòng thì cảm như có không biết bao nhiêu là hoa mới nở, bướm ra ràng mở hội liên hoan.[ ] (Vũ Bằng, Thương nhớ mười hai, NXB Văn học, Hà Nội, 1993) Thực hiện các yêu cầu: Câu 1: Em hãy cho biết đoạn trích trong văn bản “Mùa xuân của tôi” thuộc thể loại văn bản nào? A. Tản văn B. Truyện ngắn C. Tùy bút D. Hồi ký Câu 2: Vũ Bằng đã tái hiện cảnh sắc thiên nhiên và không khí mùa xuân của vùng nào? A. Đồng bằng Bắc bộ B. Duyên hải Nam trung bộ
  8. 8 C. Đồng bằng sông Cửu Long D. Tây Nguyên Câu 3: Câu văn sau sử dụng biện pháp tu từ nào: “Ai bảo được non đừng thương nước, bướm đừng thương hoa, trăng đừng thương gió; ai cấm được trai thương gái, ai cấm được mẹ yêu con; ai cấm được cô gái còn son nhớ chồng thì mới hết được người mê luyến mùa xuân.” A. So sánh B. Điệp ngữ C. Hoán dụ D. Ẩn dụ Câu 4: Nhận xét nào đúng nhất về ngôn ngữ trong đoạn trích trên? A. Khoa học, dể hiểu B. Trong sáng, dể hiểu C. Giản dị, sống động D. Giàu cảm xúc, tinh tế Câu 5: Câu văn nào nêu đúng nhất chủ đề của đoạn trích? A. Miêu tả cảnh đẹp mùa xuân ở thủ đô Hà Nội. B. Cảnh sắc thiên nhiên lúc chuyển mùa. C. Khao khát hạnh phúc đôi lứa khi mùa xuân đến. D. Vẻ đẹp mùa xuân và tình yêu quê hương, xứ sở. Câu 6. Đọc đoạn trích, em thấy mùa xuân đã khơi dậy điều gì trong lòng người? A. Say sưa, yêu thương, hạnh phúc B. Bình yên, tiếc nuối, chờ đợi C. Nhớ thương, tiếc nuối, day dứt D. Hạnh phúc, tự hào, trẻ trung Câu 7: Phó từ “vẫn” trong câu văn: Đào hơi phai nhưng nhụy vẫn còn phong [ ] biểu thị ý nghĩa gì? A. Biểu thị ý nghĩa thời gian B. Biểu thị ý nghĩa mức độ C. Biểu thị ý nghĩa phương hướng D. Biểu thị ý nghĩa sự tiếp diễn tương tự Câu 8: Công dụng của dấu chấm lửng trong đoạn văn sau: “Mùa xuân của tôi - mùa xuân Bắc Việt, mùa xuân của Hà Nội - là mùa xuân có mưa riêu riêu, gió lành lạnh, có tiếng nhạn kêu trong đêm xanh, có tiếng trống chèo vọng lại từ những thôn xóm xa xa, có câu hát huê tình của cô gái đẹp như thơ mộng ” A. Còn nhiều sự vật, hiện tượng tương tự chưa liệt kê hết B. Thể hiện chỗ lời bỏ dở hay ngập ngừng, ngắt quãng C. Làm giãn nhịp điệu câu văn D. Biểu thị lời trích dẫn bị lược bớt Câu 9: Qua văn bản trên, em hãy nêu những đặc trưng khi mùa xuân về trên quê hương em? (HS nêu ít nhất 2 đặc trưng) Câu 10: Em thường làm gì để cùng gia đình đón Tết vui vẻ? (Hãy nêu ít nhất 02 việc) II. LÀM VĂN (4,0 điểm) Viết một bài văn bày tỏ cảm xúc về người bà kính yêu của em.
  9. 9 TUẦN 4 THÁNG 6- ĐỀ 4 I. ĐỌC HIỂU (6,0 điểm) Đọc kĩ phần trích và trả lời các câu hỏi: “ Như vậy là trước ngày ông Táo lên chầu Trời hai tháng thì đã có một phái đoàn điều tra xuống dưới trần để xem xét tình hình rồi, các ông Táo của các gia đình gan có bằng gan cóc tía cũng không dám khai gian nói bậy. Nói câu này, nhất định có người sẽ bảo là mình nịnh vợ, nhưng có thế nào cứ nói thế, không sao: tôi thích nghe những truyện truyền kì như thế nhưng từ buổi di cư vào miền Nam ít được ai nói tới, thành thử lắm khi cũng nhớ, mà đời hình như cũng kém thơ mộng đi một chút. Có lẽ cũng chính vì thế mà ăn mười tám, mười chín cái tết ở đây, vào ngày ông Táo chầu trời, không thấy ai cúng cá chép, mình có khi cảm thấy như nhớ cái gì đẹp lắm mà mất đi không còn thấy nữa. Tôi nhớ Bắc Việt vào những ngày hai mươi ba tháng chạp, tiễn ông Táo lên Thiên Đình, cái không khí nó khang khác chớ không như thế này Từ sáng tinh sương, chưa bước chân xuống giường, tôi đã nghe thấy rao ơi ới ở khắp các nẻo đường: “Ai mua cá ông Táo không?”, “Cá ông Táo không nào”. Nghe như thế, tự nhiên lòng mình bỗng nao nao vì biết rằng có cá ông Táo là sắp đến Tết rồi. Không thể nào nằm được nữa. Mình ra xem thì thấy những bà bán hàng gánh hai cái thùng sơn đi vắt vẻo đôi tay, như chạy, để bán vội cho hết hàng, kẻo còn phải về sớm để sắm sửa tiễn ông Công lên chầu Trời tâu việc hàng năm của mỗi gia đình. Ông Công đó là thần Trương Đàn hay Tử Quách, chỉ phụ trách riêng về việc bếp núc, còn Thổ Địa trông nom việc nhà, Thổ Kỳ có nhiệm vụ coi về chợ búa và tăng gia sản xuất cho đàn bà. Thổ Công, Thổ Địa, Thổ Kỳ là ba nhân vật trong truyện truyền kì “hai ông một bà” mà dân gian đều biết: hai ông là Trọng Cao và Phạm Lang, còn một bà là Thị Nhi cùng chết trong một đống rơm. Để kỉ niệm ba người cùng chết một lần vào ngày gần tết, dân chúng làm cái bếp ghép bằng ba hòn gạch đều nhau bắt góc. Ở giữa, có để một hòn đá: đó là tên đầy tớ xông vào đám cháy để cứu chủ không được mà cũng bị chết lây. Thường thường, ai cũng tưởng lễ tiễn ông Táo là ngày lễ cuối cùng trong một năm, thật ra sau đó hai ngày còn lễ tiễn ông vải, lễ tạ trường và lễ tất niên. Trong lễ tiễn ông vải, người ta đem hết cả những chân nhang trong một bát hương đốt quanh năm ra đổ xuống sông hồ hay đốt đi và thay tro khác vào bát hương. Nhân lúc con cháu dọn dẹp, bày biện lại bàn thờ, ông vải thừa dịp đi chơi vài ngày để chờ lễ Giao Thừa lại trở về ăn tết với con cháu trong nhà. (Vũ Bằng, Thương nhớ mười hai, NXB Kim Đồng, Hà Nội, 1999) Câu 1. (0,5 điểm): Đoạn trích trên được viết theo thể loại gì? A. tùy bút B. truyện ngắn C. nghị luận D. thuyết minh Câu 2. (0,5 điểm): Trong đoạn trích, tác giả đã tái hiện một trong các tục lệ nào của dân tộc ta vào những ngày giáp Tết? A. cúng Đất B. cúng Tết nhà C. cúng hóa vàng D. cúng ông Công, ông Táo.
  10. 10 Câu 3. (0,5 điểm): Trong đoạn trích, lễ tiễn ông vải, người ta thường làm những công việc: A. thay bát nhang, bày biện bàn thờ B. dọn dẹp sân vườn, vệ sinh nhà cửa C. trang trí nhà cửa, trồng thêm cây xanh D. trồng thêm cây xanh, hoa cỏ Câu 4. Trạng ngữ “Từ sáng tinh sương” bổ sung ý nghĩa gì trong câu văn: Từ sáng tinh sương, chưa bước chân xuống giường, tôi đã nghe thấy rao ơi ới ở khắp các nẻo đường: “Ai mua cá ông Táo không?”, “Cá ông Táo không nào” ? A. cách thức B. thời gian C. nguyên nhân D. nơi chốn Câu 5. (0,5 điểm): Từ “tiễn” trong câu “Trong lễ tiễn ông vải, người ta đem hết cả những chân nhang trong một bát hương đốt quanh năm ra đổ xuống sông hồ hay đốt đi và thay tro khác vào bát hương.” mang ý nghĩa gì? A. rời xa ông bà tổ tiên B. đưa ông bà tổ tiên C. chia tay ông bà tổ tiên D. tiễn biệt ông bà tổ tiên Câu 6. (0,5 điểm): Thái độ, tình cảm của tác giả đối với truyền thống của dân tộc được thể hiện qua đoạn trích: A. trân trọng, tự hào B. thờ ơ, không tỏ thái độ C. tiếc nuối, trân trọng D. yêu mến, tiếc nuối Câu 7. (0,5 điểm): Từ “nao nao” trong câu: “Nghe như thế, tự nhiên lòng mình bỗng nao nao vì biết rằng có cá ông Táo là sắp đến Tết rồi.” dùng để chỉ: A. hành động B. cử chỉ C. tình cảm D. tâm trạng Câu 8. (0,5 điểm): Tác dụng của biện pháp tu từ so sánh được sử dụng trong câu: “ Như vậy là trước ngày ông Táo lên chầu Trời hai tháng thì đã có một phái đoàn điều tra xuống dưới trần để xem xét tình hình rồi, các ông Táo của các gia đình gan có bằng gan cóc tía cũng không dám khai gian nói bậy” là: A. làm nổi bật sự dũng cảm của các ông Táo B. làm nổi bật sự thông minh của các ông Táo C. làm nổi bật bản lĩnh của các ông Táo D. làm nổi bật sự trung thực của các ông Táo Câu 9. (1,0 điểm): Từ nội dung của đoạn trích trên, hãy kể một số việc làm của gia đình em trong lễ cúng ông Công ông Táo. Câu 10. (1,0 điểm): Em cảm nhận gì về những truyền thống của dân tộc ta từ những phong tục đẹp được nói tới trong đoạn trích? II. VIẾT (4,0 điểm) Viết bài văn biểu cảm về một loài hoa mà em yêu thích.
  11. 11 TUẦN 1 THÁNG 7- ĐỀ 5 PHẦN I: ĐỌC HIỂU (4.0 điểm) Đọc đoạn trích dưới dây và trả lời câu hỏi: “Mỗi chúng ta đều giống một đóa hoa. Có những bông hoa lớn và cũng có những bông hoa nhỏ, có những bông nở sớm và những bông nở muộn, có những đóa hoa rực rỡ sắc màu được bày bán ở những cửa hàng lớn, cũng có những đóa hoa đơn sắc kết thúc “đời hoa” bên vệ đường. Sứ mệnh của hoa là nở. Cho dù không có những ưu thế để như nhiều loài hoa khác, cho dù được đặt ở bất cứ đâu, thì cũng hãy bừng nở rực rỡ, bung ra những nét đẹp mà chỉ riêng ta mới có thể mang đến cho đời. ( ) Hãy bung nở đóa hoa của riêng mình dù có được gieo mầm ở bất cứ đâu.” (Kazuko Watanabe, Mình là nắng việc của mình là chói chang, Vũ Thùy Linh dịch, NXB Thế giới, 2018) Câu 1 (0,5 điểm) Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên? Câu 2 (1.0 điểm) Xác định nội dung đoạn trích? Câu 3 (2,5 điểm) Xác định và phân tích các biện pháp tu từ có trong câu văn: “Có những bông hoa lớn và cũng có những bông hoa nhỏ, có những bông nở sớm và những bông nở muộn, có những đóa hoa rực rỡ sắc màu được bày bán ở những cửa hàng lớn, cũng có những đóa hoa đơn sắc kết thúc “đời hoa” bên vệ đường.” PHẦN II: Viết Có ý kiến cho rằng: "Trong quá trình học tập thì tự học là con đường ngắn nhất để dẫn đến thành công”. Em hãy viết bài văn bày tỏ quan điểm của mình về ý kiến trên?
  12. 12 TUẦN 2 THÁNG 7- ĐỀ 6 I. ĐỌC HIỂU (6.0 điểm) Đọc văn bản sau: MẸ VẮNG NHÀ NGÀY BÃO Mấy ngày mẹ về quê Là mấy ngày bão nổi Con đường mẹ đi về Cơn mưa dài chặn lối. Hai chiếc giường ướt một Ba bố con nằm chung Vẫn thấy trống phía trong Nằm ấm mà thao thức. Nghĩ giờ này ở quê Mẹ cũng không ngủ được Thương bố con vụng về Củi mùn thì lại ướt. Nhưng chị vẫn hái lá Cho thỏ mẹ, thỏ con Em thì chăm đàn ngan Sớm lại chiều no bữa Bố đội nón đi chợ Mua cá về nấu chua Thế rồi cơn bão qua Bầu trời xanh trở lại Mẹ về như nắng mới Sáng ấm cả gian nhà. Tác giả: Đặng Hiển. (Trích Hồ trong mây) Thực hiện các yêu cầu: Câu 1. Bài thơ được sáng tác theo thể thơ nào? A. Thơ lục bát B. Thơ bốn chữ C. Thơ năm chữ D. Thơ tự do Câu 2. Ý nào sau đây nêu lên đặc điểm của thể thơ năm chữ ? A. Mỗi dòng thơ có năm chữ, không giới hạn số câu. B. Mỗi dòng thơ có năm chữ, có giới hạn số câu. C. Mỗi dòng thơ có bốn chữ, không giới hạn số câu. D. Mỗi dòng thơ có bốn chữ, có giới hạn số câu. Câu 3. Trong bài thơ trên có mấy số từ? A. Một B. Hai C. Ba D. Bốn Câu 4. Tình cảm, cảm xúc của con dành cho mẹ trong bài thơ là gì? A. Tình cảm yêu thương và nhớ mong mẹ. B. Tình cảm yêu thương và biết ơn mẹ. C. Niềm vui sướng khi có mẹ bên cạnh.
  13. 13 D. Cô đơn, trống vắng khi mẹ vắng nhà. Câu 5. Câu thơ nào nói lên niềm vui của cả nhà khi mẹ về? A. Mấy ngày mẹ về quê B. Thế rồi cơn bão qua C. Bầu trời xanh trở lại D. Mẹ về như nắng mới Câu 6. Chủ đề của bài thơ này là gì? A. Vai trò của người mẹ và tình cảm gia đình. B. Tình cảm nhớ thương của con dành cho mẹ. C. Ca ngợi đức hạnh người phụ nữ Việt Nam. D. Ca ngợi tình mẫu tử thiêng liêng. Câu 7. Bài thơ ca ngợi ai, về điều gì ? A. Ca ngợi trách nhiệm nặng nề của người mẹ trong gia đình B. Ca ngợi đức hi sinh và tình yêu thương của mẹ. C. Ca ngợi sự cần cù, siêng năng, chăm chỉ của người mẹ. D. Ca ngợi tình cảm của những người thân trong gia đình. Câu 8. Câu thơ nào dưới đây có hình ảnh so sánh? A. Cơn mưa dài chặn lối. B. Bố đội nón đi chợ. C. Mẹ về như nắng mới. D. Mẹ cũng không ngủ được Câu 9. Cảm nhận của em về hình ảnh thơ trong hai dòng thơ cuối. Câu 10. Hãy rút ra bài học sau khi đọc bài thơ. II. VIẾT (4.0 điểm) Em hãy viết bài văn nêu cảm xúc của em sau khi đọc bài thơ: “Mẹ vắng nhà ngày bão” của tác giả Đặng Hiển
  14. 14 TUẦN 3 THÁNG 7- ĐỀ 7 I. ĐỌC HIỂU. (6,0 điểm) Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi: CÁNH DIỀU TUỔI THƠ “Tuổi thơ của tôi được nâng lên từ những cánh diều. Chiều chiều, trên bãi thả, đám trẻ mục đồng chúng tôi hò hét nhau thả diều thi. Cánh diều mềm mại như cánh bướm. Chúng tôi vui sướng đến phát dại nhìn lên trời. Tiếng sáo diều vi vu trầm bổng. Sáo đơn, rồi sáo kép, sáo bè, như gọi thấp xuống những vì sao sớm. Ban đêm, trên bãi thả diều thật không còn gì huyền ảo hơn. Có cảm giác điều đang trôi trên dải Ngân Hà. Bầu trời tự do đẹp như một thảm nhung khổng lồ. Có cái gì cứ cháy lên, cháy mãi trong tâm hồn chúng tôi. Sau này tôi mới hiểu đấy là khát vọng. Tôi đã ngửa cổ suốt một thời mới lớn để chờ đợi một nàng tiên áo xanh bay xuống từ trời và bao giờ cũng hi vọng khi tha thiết cầu xin: “Bay đi diều ơi! Bay đi!”. Cánh diều tuổi ngọc ngà bay đi, mang theo nỗi khát khao của tôi. (Cánh diều tuổi thơ - Tạ Duy Anh, NXB Giáo dục Việt Nam, 2017) Câu 1: Cho biết đoạn ngữ liệu trên thuộc thể loại văn bản nào ? A. Tuỳ bút B. Hồi kí C. Truyện D. Tản văn Câu 2: Nối cột A tương ứng với cột B về đặc điểm thể loại của văn bản: A B A. Các tác phẩm tự sự nói chung có nhân vật, cốt truyện và 1.Tùy bút lời kể. B. Là ghi chép lại bằng trí nhớ những sự việc đã xảy ra đối 2. Tản văn với bản thân trong quá khứ đã để lại ấn tượng mạnh. C. Là thể loại thuộc loại hình kí, trong đó tác giả ghi chép 3. Truyện lại các sự việc được quan sát và suy ngẫm về cảnh vật, con người xung quanh. D. Bộc lộ trực tiếp suy nghĩ, cảm xúc của người viết qua 4. Hồi kí các hiện tượng, đời sống thường nhật. Câu 3: Tuổi thơ của tác giả gắn với hình ảnh nào? A. Dòng sông B. Cánh diều C. Cánh đồng D. Cánh cò Câu 4: Trong câu“Bầu trời tự do đẹp như một thảm nhung khổng lồ” có cụm từ “một thảm nhung khổng lồ” thuộc cụm từ nào sau đây? A. Cụm danh từ B. Cụm động từ C. Cụm tính từ D. Không phải là cụm từ loại Câu 5: Trong các câu sau, câu nào có chứa trạng ngữ? A. Cánh diều mềm mại như cánh bướm B. Tiếng sáo diều vi vu trầm bổng.
  15. 15 C. Chiều chiều, trên bãi thả, đám trẻ mục đồng chúng tôi hò hét nhau thả diều thi. D. Cánh diều tuổi ngọc ngà bay đi, mang theo nỗi khát khao của tôi. Câu 6: Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống: Thông qua “Cánh diều tuổi thơ”, tác giả Tạ Duy Anh muốn nói đến sống của con người như những cánh diều bay trên bầu trời rộng lớn, thỏa sức mình, nỗ lực chiến đấu cho cuộc đời. A. Khát vọng B. Nghị lực C. Niềm vui D. Sức mạnh Câu 7: Câu "Tôi đã ngửa cổ suốt một thời mới lớn để chờ đợi một nàng tiên xanh " cho thấy tâm hồn đứa trẻ như thế nào? A. Trẻ em sẽ có tâm hồn yếu đuối. B. Trẻ em hay dễ ảo tưởng. C. Trẻ em thấy bản thân luôn nhỏ bé. D. Trẻ em có tâm hồn mộng mơ. Câu 8: Nhan đề văn bản nêu lên nội dung gì? A. Nêu vấn đề cần phải giữ gìn trò chơi dân gian B. Nêu lên ý nghĩa của cánh diều đối với tuổi thơ C. Nêu hình ảnh xuyên suốt văn bản D. Nêu lên ước mơ của con người lúc tuổi thơ. Câu 9: Tuổi thơ của mỗi đứa trẻ thường gắn với những trò chơi thú vị? Hãy trình bày cảm nhận về một trò chơi đã gắn bó với tuổi thơ em? Câu 10: Em có đồng ý với ý kiến sau không: “Cánh diều có thể khơi dậy niềm vui sướng và ước mơ của tuổi thơ”? Hãy nêu vai trò của ước mơ trong đời sống con người. II. LÀM VĂN (4,0 điểm) Em hãy viết bài văn cảm nghĩ về mái trường của em.
  16. 16 TUẦN 4 THÁNG 7- ĐỀ 8 I. ĐỌC HIỂU (6,0 điểm) Đọc văn bản sau: MÈO ĂN CHAY Có một con mèo già, chậm chân, mắt mờ không vồ bắt được chuột nữa, bèn nghĩ ra một kế để lừa đàn chuột trong nhà. Một hôm, mèo già đeo tràng hạt, gõ mõ, tụng kinh và nói rằng từ nay nó không bắt chuột nữa vì nó tu hành nên kiêng ăn thịt sống, kiêng sát sinh. Lúc đầu, đàn chuột nửa tin, nửa ngờ. Nhưng mấy ngày sau vẫn thấy mèo ngồi niệm Phật và chỉ ăn rau. Có con thử lại gần mà mèo cũng không vồ nên chúng tin là mèo già tụng kinh, sám hối thật. Vì thế, đàn chuột thường nhởn nhơ đi lại cạnh mèo già, không còn lo bị mèo ăn thịt nữa. Một buổi tối, cả đàn lại xếp hàng một đi qua chỗ mèo già ngồi để vào hang. Mèo ta biết thế, liền cho đàn chuột chui vào hang chỉ còn lại con cuối cùng, liền vồ lấy nuốt chửng. Hôm đầu, thấy thiếu một con thì chúng đâm hoang mang. Con chuột đầu đàn nghi là mèo già bắt, hôm ấy thử đi ở cuối cùng xem sự thể ra sao. Mèo ta nhe răng, giơ vuốt ra vồ, chuột đầu đàn chỉ kịp kêu thét lên báo cho cả đàn rồi cũng bị mèo nuốt chửng. Từ đó lũ chuột luôn nhắc rằng chớ có bao giờ tin những kẻ độc ác giả nhân giả nghĩa mà thiệt mạng. ( an-chay) Thực hiện các yêu cầu: Câu 1: Câu chuyện trên được kể theo ngôi thứ mấy? A. Ngôi thứ nhất B. Ngôi thứ hai C. Ngôi thứ ba D. Kết hợp nhiều ngôi kể Câu 2: Nhân vật chính trong truyện là mèo già. Đúng hay sai? A. Đúng B. Sai Câu 3: Trong câu văn: “Có một con mèo già, chậm chân, mắt mờ không vồ bắt được chuột nữa, bèn nghĩ ra một kế để lừa đàn chuột trong nhà.” có mấy phó từ chỉ số lượng? A. Một B. Hai C. Ba D. Bốn Câu 4: Sắp xếp các sự việc sau theo trình tự hợp lí? (1)Cả bầy chuột hoang mang, chuột đầu đàn thử đi cuối cùng để kiểm chứng và cũng bị mèo già tóm gọn. (2)Mèo già không bắt được chuột, bèn nghĩ ra cách giả vờ ăn chay. (3)Từ đó, đàn chuột không dám tin lời những kẻ độc ác, giả nhân giả nghĩa. (4)Một hôm, mèo già vồ lấy con chuột cuối đàn. (5)Đàn chuột thường nhởn nhơ đi lại cạnh mèo già, không còn lo bị mèo ăn thịt nữa.
  17. 17 A. (2) – (5) – (4) – (1) – (3) B.(1) – (5) – (4) – (3) – (2) C.(4) – (3) – (2) – (1) – (5) D. (5) – (2) – (4) – (1) – (3) Câu 5: Hành động “mèo già đeo tràng hạt, gõ mõ, tụng kinh mấy ngày liền” nhằm mục đích gì? A. Để sám hối tội lỗi B. Để giết thời gian C. Để đánh lừa bầy chuột D. Để rình con mồi Câu 6: Việc đàn chuột thường nhởn nhơ đi lại cạnh mèo già, không còn lo bị mèo ăn thịt nữa cho thấy thái độ gì của đàn chuột? A. Chủ quan B. Tự tin C. Thiếu cảnh giác D. Kiêu ngạo Câu 7: Từ “sám hối” trong câu văn: “Có con thử lại gần mà mèo cũng không vồ nên chúng tin là mèo già tụng kinh, sám hối thật” được hiểu như thế nào? A. Thú nhận tội lỗi đã gây ra B. Ăn năn tội lỗi đã gây ra C. Lo lắng về tội lỗi đã gây ra D. Xấu hổ về tội lỗi đã gây ra Câu 8: Thành ngữ “giả nhân giả nghĩa” trong câu văn: “Từ đó lũ chuột luôn nhắc rằng chớ có bao giờ tin những kẻ độc ác giả nhân giả nghĩa mà thiệt mạng.” nói đến điều gì? A. Giả vờ tỏ ra tử tế, nhân nghĩa B. Nói những điều không đúng sự thật C. Cố tình đánh lừa người khác D. Che đậy việc làm sai trái Câu 9: Em rút ra được bài học gì từ câu chuyện trên? Câu 10: Em có đồng tình với việc làm của mèo già trong câu chuyện không? Vì sao? VIẾT (4,0 điểm) Viết bài văn trình bày suy nghĩ của em về lời cảm ơn trong cuộc sống