Đề thi khảo sát chất lượng học kì 2 Khoa học tự nhiên Lớp 7 Sách Kết nối tri thức - Năm học 2023-2024 - Trường THCS Xuân Thượng (Có đáp án)
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi khảo sát chất lượng học kì 2 Khoa học tự nhiên Lớp 7 Sách Kết nối tri thức - Năm học 2023-2024 - Trường THCS Xuân Thượng (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
de_thi_khao_sat_chat_luong_hoc_ki_2_khoa_hoc_tu_nhien_lop_7.pdf
Nội dung tài liệu: Đề thi khảo sát chất lượng học kì 2 Khoa học tự nhiên Lớp 7 Sách Kết nối tri thức - Năm học 2023-2024 - Trường THCS Xuân Thượng (Có đáp án)
- ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG HỌC KỲ II NĂM HỌC 2023 – 2024 Môn: KHTN – lớp 7 (Thời gian làm bài: 60 phút) Phần I: Trắc nghiệm (4 điểm). Hãy chọn phương án trả lời đúng nhất và viết chữ cái đứng trước phương án đó vào bài làm. Câu 1. Trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng có vai trò quan trọng đối với A. sự chuyển hoá của sinh vật. B. sự biến đổi các chất. C. sự trao đổi năng lượng. D. sự sống của sinh vật. Câu 2. Các yếu tố chủ yếu ngoài môi trường ảnh hưởng đến quang hợp là: A. Nước, hàm lượng khí carbon dioxide, hàm lượng khí oxygen, ánh sáng. B. Nước, hàm lượng khí carbon dioxide, ánh sáng, nhiệt độ. C. Nước, hàm lượng khí carbon dioxide, ánh sáng, độ ẩm. D. Nước, hàm lượng khí oxygen, ánh sáng, nhiệt độ. Câu 3. Trong cơ thể động vật, hô hấp tế bào diễn ra ở bào quan nào? A. Ti thể. B. Lục lạp. C. Không bào. D. Lưới nội chất. Câu 4. Chuyển hóa năng lượng là sự biến đổi của từ dạng này sang dạng khác. A. thức ăn. B. nhiệt năng. C. năng lượng. D. muối khoáng. Câu 5. Nồng độ khí CO2 ngoài môi trường khoảng bao nhiêu đã gây ức chế hô hấp? A. 2% đến 4%. B. 3% đến 5%. C. 4% đến 6%. D. 5% đến 7%. Câu 6. Ở thực vật, các chất nào dưới đây được vận chuyển từ rễ lên lá? A. Chất hữu cơ và chất khoáng. B. Nước và chất khoáng. C. Chất hữu cơ và nước. D. Nước, chất hữu cơ và chất khoáng. Câu 7. Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình trao đổi nước và chất dinh dưỡng ở thực vật là? A. Ánh sáng, nhiệt độ, nồng độ oxygen. B. Nhiệt độ, độ ẩm, muối khoáng. C. Ánh sáng, độ ẩm, lượng mưa. D. Ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm. Câu 8. Trong quá trình quang hợp ở thực vật, nước đóng vai trò A. chất tan. B. chất vận chuyển. C. dung môi. D. chất xúc tác. Câu 9. Nước chiếm khoảng bao nhiêu phần trăm khối lượng cơ thể người? A. 50%. B. 60%. C. 70%. D. 80%. Câu 10. Nhiệt độ thuận lợi nhất cho hầu hết các loài cây quang hợp là từ A. 10 oC đến 15 oC. B. 25 oC đến 35 oC. C. 30 oC đến 40 oC. D. 25 oC đến 40 oC. Câu 11. Tập tính là A. phản ứng của sinh vật không giúp trả lời kích thích của môi trường. B. các hoạt động của cơ thể chống lại các kích thích từ môi trường. C. hành vi của động vật có tác động qua lại với môi trường và với các loài sinh vật khác.
- D. một chuỗi những phản ứng của động vật trả lời kích thích từ môi trường, đảm bảo cho động vật tồn tại và phát triển. Câu 12: Thông thường cơ thể chúng ta được bổ sung nước qua A. thức ăn và đồ uống. B. tiêu hóa và hô hấp. C. sữa và trái cây. D. thức ăn và sữa. Câu 13. Mẫu vật trong thí nghiệm chứng minh tính hướng tiếp xúc của thực vật thường là loại cây nào? A. Cây ngô. B. Cây lúa. C. Cây mướp. D. Cây lạc. Câu 14. Thức ăn từ ngoài đi vào trong cơ thể thông qua A. miệng. B. thực quản. C. dạ dày. D. ruột non. Câu 15. Còi xương, chậm lớn ở động vật và người do thiếu A. vitamin C. B. vitamin D. C. vitamin A. D. vitamin E. Câu 16. Để thúc đẩy sinh trưởng và phát triển ở cây trồng, người ta sử dụng biện pháp nào sau đây? A. Chiếu sáng nhân tạo. B. Hạn chế tưới nước. C. Ngừng bón phân. D. Cắt tỉa cành. Phần II: Tự luận. Viết câu trả lời hoặc lời giải cho các bài tập sau: Câu 17 (2 điểm). Quan sát hình bên, vận dụng những hiểu biết về các giai đoạn sinh trưởng và phát triển của muỗi, em hãy: a. Kể tên các giai đoạn sinh trưởng và phát triển của muỗi (theo thứ tự các số trong hình). b. Cho biết diệt muỗi ở giai đoạn nào hiệu quả nhất? Đề xuất các biện pháp diệt muỗi và ngăn chặn sự phát triển của muỗi. Câu 18 (2,0 điểm). a. Thực vật sinh trưởng nhờ hoạt động của những loại mô phân sinh chính nào? Trình bày chức năng của những loại mô phân sinh đó. b. Vận dụng kiến thức đã học, mô tả đặc điểm thể hiện các dấu hiệu của sinh trưởng và phát triển ở người. Câu 19 (2 điểm). a. Cảm ứng ở sinh vật là gì? Nêu vai trò của cảm ứng ở sinh vật. b. Đọc sách là một thói quen tốt, đây là tập tính học được ở người. Em hãy vận dụng kiến thức về cảm ứng ở sinh vật, xây dựng các bước để hình thành thói quen này cho bản thân. Hết
- HDC ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG HỌC KỲ II NĂM HỌC 2023 – 2024 Môn: KHTN – lớp 7 I. Trắc nghiệm: Mỗi lựa chọn đúng được 0,25 điểm 1.D 2.B 3.A 4.C 5.B 6.B 7.D 8.B 9.C 10.B 11.D 12.A 13.C 14.A 15.B 16.A II. Tự luận Câu Đáp án Điểm Câu 17: a. Các giai đoạn sinh trưởng và phát triển của muỗi: (2 điểm) Gồm 4 giai đoạn phát triển: Giai đoạn 1: Trứng 0,25 Giai đoạn 2: Ấu trùng (lăng quăng) 0,25 Giai đoạn 3: Nhộng (cung quăng) 0,25 Giai đoạn 4: Muỗi trưởng thành 0,25 (HS nêu đủ 4 giai đoạn phát triển nhưng không đúng trình tự thì cho 0,5 điểm) b. - Diệt muỗi ở giai đoạn trứng và ấu trùng cho hiệu quả nhất. 0,25 - Đề xuất các biện pháp diệt muỗi và ngăn chặn sự phát triển của muỗi: + Giữ môi trường sạch sẽ, khô thoáng. 0,25 + Loại bỏ các vũng nước đọng để tránh muỗi đẻ trứng vào 0,25 đó hay tiêu diệt ấu trùng. + Sử dụng thiết bị bắt muỗi và phun thuốc diệt muỗi. 0,25 (HS đề xuất biện pháp khác nhưng đúng thì vẫn cho điểm tối đa) Câu 18: a. (2 điểm) - Thực vật sinh trưởng nhờ hoạt động của 2 loại mô phân sinh chính: + Mô phân sinh đỉnh: có ở đỉnh rễ và các chồi thân (chồi 0,25 đỉnh và chồi nách). + Mô phân sinh bên: nằm giữa mạch gỗ và mạnh rây. 0,25 - Chức năng của 2 loại mô phân sinh: + Mô phân sinh đỉnh: giúp thân, cành, rễ tăng lên về chiều 0,25 dài. + Mô phân sinh bên: giúp thân, cành, rễ tăng lên về chiều 0,25 ngang. b. - Dấu hiệu sinh trưởng ở cơ thể người: cơ thể tăng lên về 0,5 chiều cao và cân nặng. - Dấu hiệu phát triển:
- + phát sinh các cơ quan trong giai đoạn phôi. 0,25 + phát sinh các đặc điểm ở tuổi dậy thì như mọc râu (ở 0,25 nam), ngực phát triển (ở nữ) Câu 19: a. (2 điểm) - Cảm ứng ở sinh vật: là phản ứng của sinh vật đối với kích 0,5 thích từ môi trường. - Vai trò của cảm ứng ở sinh vật: Cảm ứng giúp sinh vật 0,5 thích ứng với sự thay đổi của môi trường để tồn tại và phát triển. b. Để hình thành thói quen đọc sách, cần lặp đi lặp lại các bước sau: Bước 1: Chọn sách mình ưa thích. 0,25 Bước 2: Chọn thời gian đọc phù hợp. 0,25 Bước 3: Đọc hằng ngày vào thời gian đã chọn. 0,25 Bước 4: Tự đánh giá thói quen đọc sách của cá nhân. 0,25 Lưu ý: - Không làm tròn tổng điểm toàn bài. - Học sinh trình bày hoặc giải bằng cách khác đúng cho điểm tương đương.