Kế hoạch bài dạy Lịch sử và Địa lí Lớp 7 Sách Kết nối tri thức - Bài 6: Đặc điểm dân cư, xã hội châu Á (tiết 2) - Trường THCS Liên Bảo
Bạn đang xem tài liệu "Kế hoạch bài dạy Lịch sử và Địa lí Lớp 7 Sách Kết nối tri thức - Bài 6: Đặc điểm dân cư, xã hội châu Á (tiết 2) - Trường THCS Liên Bảo", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
ke_hoach_bai_day_lich_su_va_dia_li_lop_7_sach_ket_noi_tri_th.pdf
Nội dung tài liệu: Kế hoạch bài dạy Lịch sử và Địa lí Lớp 7 Sách Kết nối tri thức - Bài 6: Đặc điểm dân cư, xã hội châu Á (tiết 2) - Trường THCS Liên Bảo
- KẾ HOẠCH BÀI DẠY ĐỊA LÝ 7 Trường: THCS xã Liên Bảo Họ và tên giáo viên: Trần Công Quyết Tổ : Khoa học xã hội Bài 6. ĐẶC ĐIỂM DÂN CƯ, XÃ HỘI CHÂU Á (tiết 2) Môn học: Lịch sử và địa lí – Lớp 7 Ngày soạn: 16/10/2023 I. MỤC TIÊU 1. Năng lực: - Năng lực chung: - Tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp. - Giao tiếp và hợp tác: có thói quen trao đổi, giúp đỡ nhau trong học tập; biết cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ học tập theo sự hướng dẫn của thầy cô. - Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, có sáng tạo khi tham gia các hoạt động học tập. - Năng lực đặc thù: - Năng lực tìm hiểu Địa lí: biết cách sử dụng bản đồ trong SGK Tr 116 để xác định sự phân bố dân cư, các đô thị lớn ở châu Á, khai thác số liệu bảng 2 SGK Tr 117. - Năng lực nhận thức khoa học Địa lí: Trình bày được sự phân bố dân cư và các đô thị lớn ở châu Á. - Năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng Địa lí vào cuộc sống: áp dụng kiến thức đã học đặc điểm dân cư, xã hội châu Á vào những tình huống cần thiết trong cuộc sống. 2. Phẩm chất: - Có những hiểu biết trung thực, khách quan về đặc điểm dân cư, tôn giáo, sự phân bố dân cư, các đô thị lớn ở châu Á và ảnh hưởng của các yếu tố đó đến sản xuất và đời sống. - Yêu khoa học, biết khám phá, tìm hiểu các vấn đề xã hội.
- - Có tinh thần chung sống hoà bình, hợp tác và sẻ chia, tôn trọng nét khác biệt trong văn hoá, xã hội giữa các khu vực của châu Á II.THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Thiết bị, công nghệ thông tin - Máy tính, máy chiếu ,Tivi. - Phần mềm: Microsoft Powerpoint - Thiết bị dạy học khác: hệ thống âm thanh 2. Học liệu - Học liệu số: tranh ảnh trên google.com về dân cư và đô thị Châu Á, video trên youtube về đô thị Châu Á. - Học liệu khác: SGK Lịch sử - địa lí bộ sách KNTT với cuộc sống, Bản đồ mật độ dân số và một số đo thị lớn Châu Á năm 2020, phiếu học tập. - Trò chơi “ Mảnh ghép bí ẩn”, “ Nhanh tay, nhanh mắt”. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG ( 5 phút) a. Mục tiêu: Giúp học sinh ôn lại kiến thức cũ, tạo niềm vui hứng khởi trước khi vào bài học mới b. Nội dung: Thực hiện trò chơi “ Mảnh ghép bí ẩn” c. Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh, bức tranh học sinh tìm ra
- Kết quả bức ảnh cần tìm d. Tổ chức thực hiện: Trò chơi “ Mảnh ghép bí ẩn” -Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ - Gv: Cho học sinh thực hiện trò chơi “ Mảnh ghép bí ẩn” - Luật chơi: bức tranh được che bởi 4 mảnh ghép, mỗi mảnh ghép tương ứng 1 câu hỏi. Mỗi câu hỏi đúng sẽ lật mở được một mảnh ghép và được 10 điểm, mỗi học sinh chỉ được trả lời 1 lần duy nhất nếu sai học sinh khác sẽ có quyền trả lời. Sau khi mảnh ghép thứ nhất mở học sinh có quyền trả lời nội dung bức tranh. - Gv: Đây là biểu tượng của thành phố nào? - Hs: Thực hiện trò chơi. - Nội dung câu hỏi của các mảnh ghép
- Bước 3: Báo cáo và đánh giá kết quả học tập: - HS tham gia trò chơi bằng cách trả lời câu hỏi - GV: Nhận xét kết quả Bước 4: Chuẩn kiến thức và kết nối vào bài học - Gv: Nhận xét và tổng kết: Bức tranh này là tháp Tô-ky-ô thuộc thành phố phố Tô-ky-ô (Nhật Bản). Đây là một trong những đô thị đông dân nhất của châu Á. Vậy mật độ dân số của châu Á cao hay thấp, dân số ở các khu đô thị như thế nào-> Bài 6. ĐẶC ĐIỂM DÂN CƯ, XÃ HỘI CHÂU Á (tiết 2) 2. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI ( 30 phút ) HOẠT ĐỘNG 1 : SỰ PHÂN BỐ DÂN CƯ. CÁC ĐÔ THỊ LỚN a. Mục tiêu: - Hs biết mật độ dân số của các khu vực Châu Á - Dân số các khu đô thị lớn ở Châu Á b. Nội dung: - Hoạt động nhóm, hoạt động cá nhân tìm hiểu nội dung nhiệm vụ 1 và nhiệm vụ 2 c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS, kiến thức của học sinh, phiếu học tập. d. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS NỘI DUNG * Nhiệm vụ 1: SỰ PHÂN BỐ DÂN CƯ Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học 2. SỰ PHÂN BỐ DÂN CƯ. CÁC tập ĐÔ THỊ LỚN - GV hướng dẫn HS hoạt động nhóm a. Sự phân bố dân cư theo kỹ thuật khăn trải bàn. - GV Yêu cầu HS thảo luận nhóm. - Dân cư tập trung đông ở Nam GV chia lớp chia làm 4 nhóm. Thực Á, Đông Nam Á, Phía đông hiện thảo luận theo kĩ thuật khăn của Đông Á thưa thớt ở trải bàn: vùng Bắc Á, Trung Á, Tây - Quan sát hình 1 kết hợp với thông Á, tin SGK, thực hiện thảo luận nhóm Dân cư Châu Á không đồng theo yêu cầu: đều
- 1. Xác định những khu vực có mật độ - Châu Á có mật độ dân số cao trên 250 người/ km2 , những khu 150 người/ km2 (năm 2020) vực có mật độ dân số dưới 25 người/km2 2. Em hãy nhận xét về mật độ dân số và sự phân bố dân cư ở châu Á - Thời gian: 4 phút - Gv: Nguyên nhân của sự phân bố dân cư không đồng đều. - GV: Tìm hiểu thông tin SGK hãy cho biết mật độ dân số Châu á? Nhận xét? - GV: Quan sát bản đồ H 1 SGK trang 116 hãy nhận xét mật độ dân số ở Việt Nam năm 2020? Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập + HS thực hiện thảo luận nhóm. + HS thực hiện cá nhân trả lời câu hỏi + GV theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. Bước 3: Báo cáo và đánh giá kết quả hoạt động - Đại diện 1 nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét - GV cho HS đánh giá nhóm mình và nhóm bạn theo nội dung thảo luận nhóm với các tiêu chí ( đánh giá được năng lực địa lí theo mục tiêu của hoạt động). + Sử dụng phiếu học tập làm công cụ đánh giá.
- + Công cụ đánh giá theo tiêu chí bảng kiểm.( Phụ lục ) - GV quan sát, nhận xét đánh giá quá trình thực hiện của học sinh theo tiêu chí bảng kiểm. Bước 4: chuẩn hóa kiến thức + GV đánh giá, nhận xét về nội dung học sinh đã báo cáo. Gv chốt kiến thức và mở rộng: - Dân cư tập trung đông ở Nam Á, Đông Nam Á, Phía đông của Đông Á thưa thớt ở vùng Bắc Á, Trung Á, Tây Á, - DâncưChâuÁkhôngđồngđều - Châu Á có mật độ dân số cao 150 người/ km2 (năm 2020) Gv: Nguyên nhân của sự phân bố dân cư không đồng đều? Nơi đông dân: nơi kinh tế phát triển, điều kiện tự nhiên thuận lợi, tập trung ở các nơi đô thị lớn Nơi thưa dân: các vùng khí hậu khắc nghiệt (băng giá, hoang mạc khô hạn), địa hình núi cao, sản xuất không thuận lợi, * Nhiệm vụ 2: CÁC ĐÔ THỊ LỚN Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học b. Các đô thị lớn tập - Tỉ lệ dân đô thi 51,1% ( năm
- - GV: Yêu cầu HS tìm hiểu thông tin 2020 ) SGK - Nguyên nhân: Do quá trình + Cho biết tỉ lệ dân đô thị châu á phát triển kinh tế năm 2020? - Năm 2020 châu Á có 21/34 đô + Nguyên nhân nào dẫn đến tỉ lệ thị trên 10 triệu dân của thế dân đô thị châu á cao? giới, trong đó có 6 đô thị trên 20 triệu dân Gv: cho học sinh thi “ Nhanh tay, nhanh mắt” Nội dung - Lớp chia làm 2 đội, đội nào hoàn thành nhanh nhất và đúng nhất nhóm đó giành chiến thắng - Xác định nội dung thảo luận vào bản đồ mật độ dân số và một số đô thị lớn châu á năm 2020: Câu hỏi: Xác định vị trí của các đô thị từ 20 triệu người trở lên ở Châu Á (năm 2020) - GV chiếu bảng 2 - GV yêu cầu HS quan sát bảng 2 và thông tin SGK hãy nhận xét số lượng các đô thị lớn của châu á so với thế giói? - GV yêu cầu HS theo dõi video về thành phố Tokyo ( Nhật Bản) - GV yêu cầu HS quan sát trên H.1 và bảng 2 SGK hãy cho biết tên các nước châu á có nhiều đô thị trên 10
- triệu dân? Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập + HS thực hiện thảo luận nhóm hoàn thành nội dung. + HS hoạt động cá nhân trả lời các câu hỏi + GV theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. Bước 3: Báo cáo và đánh giá kết quả học tập + Các nhóm treo kết quả + HS trả lời các câu hỏi + GV lắng nghe, tổ chức đánh giá nhận xét kết quả học tập của học sinh Bước 4: Chuẩn hóa kiến thức Gv chuẩn hóa kiến thức: - Tỉlệdânđôthi51,1%(năm2020) - Nguyên nhân: Do quá trình phát triển kinh tế - Năm 2020 châu Á có 21/34 đô thị trên 10 triệu dân của thế giới, trong đó có 6 đô thị trên 20 triệu dân 3. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP ( 5 phút ) a. Mục tiêu: giúp HS cũng cố các kiến thức đã tìm hiểu b. Nội dung: - Trả lời câu hỏi trắc nghiệm. c. Sản phẩm: câu trả lời của HS. d. Tổ chức thực hiện: Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ cho học sinh - HS trả lời các câu hỏi trắc nghiệm
- - Nội dung câu hỏi: Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập - HS suy nghĩ trả lời các câu hỏi GV đưa ra Bước 3: Báo cáo và đánh giá kết quả học tập
- - HS cá nhân trả lời các câu hỏi - GV quan sát, nhận xét và đánh giá câu trả lời của học sinh Bước 4: GV chuẩn hóa kiến thức 4. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG ( 3 phút ) a. Mục tiêu: giúp HS vận dụng các kiến thức đã học, liên hệ thực tế b. Nội dung: - HS trả lời 2 câu hỏi phần luyện tập và vận dụng SGK trang 117 c. Sản phẩm: câu trả lời của HS. d. Tổ chức thực hiện: Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập GV yêu cầu HS tìm hiểu thông tin SGK và thông tin trên Internet trả lời câu hỏi + Dựa vào bảng 1SGK trang 115 hãy tính tỉ lệ dân số của châu á trong tổng số dân của thế giới. Nêu nhận xét? + Tìm hiểu và cho biết số dân và mật độ dân số của: Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập + Hoạt động cá nhân Bước 3: Báo cáo dánh giá kết quả học tập - HSthựchiện ởnhà, tiếtsaubáo cáo Bước 4: GV chuẩn kiến thức Sơ đồ tư duy tổng kết tiết học
- IV. HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ ( 2 phút ) - Ghi nhớ kiến thức đã học. - Làmbàitậpvậndụng - Chuẩn bị bài 7: bản đồ chính trị của châu Á, các khu vực của châu Á V. PHỤ LỤC Bảng tiêu chí đánh giá sản phẩm làm việc theo nhóm của HS khi tìm hiểu về sự phân bố dân cư Châu á Tên nhóm PHIẾU TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ SẢN PHẨM LÀM VIỆC NHÓM CỦA HỌC SINH TIÊU CHÍ ĐIỂM NHÓM 1 NHÓM 2 NHÓM 3 NHÓM 4 ĐÚNG, ĐỦ NỘI DUNG NHÓM HOÀN THIỆN SỚM HƠN QUY ĐỊNH BÁO CÁO SẢN PHẨM DIỄN ĐẠT TRÔI CHẢY, TỰ TIN XÁC ĐỊNH ĐÚNG ĐỐI TƯỢNG TRÊN BẢN ĐỒ TỔNG ĐIỂM VI. RÚT KINH NGHIỆM SAU GIỜ DẠY
- Ký duyệt, ngày tháng năm 2023