Sáng kiến kinh nghiệm Các giải pháp giúp học sinh Lớp 7 làm tốt bài văn lập luận giải thích
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Các giải pháp giúp học sinh Lớp 7 làm tốt bài văn lập luận giải thích", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
sang_kien_kinh_nghiem_cac_giai_phap_giup_hoc_sinh_lop_7_lam.pdf
Nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Các giải pháp giúp học sinh Lớp 7 làm tốt bài văn lập luận giải thích
- PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VỤ BẢN TRƯỜNG THCS XÃ LIÊN BẢO BÁO CÁO SÁNG KIẾN CÁC GIẢI PHÁP GIÚP HỌC SINH LỚP 7 LÀM TỐT BÀI VĂN LẬP LUẬN GIẢI THÍCH Lĩnh vực (mã)/cấp học: Ngữ văn (01)/THCS Tác giả: Nguyễn Thị Thúy Trình độ chuyên môn: Đại học Chức vụ: Giáo viên Nơi công tác: Trường THCS xã Liên Bảo. Vụ Bản, tháng 04 năm 2022
- THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN 1. Tên sáng kiến “ Các giải pháp giúp học sinh lớp 7 làm tốt làm bài văn lập luận giải thích ” 2. Lĩnh vực( mã)/ cấp học: Ngữ văn (01)/THCS 3. Thời gian áp dụng sáng kiến: Từ tháng 1 năm 2020 đến tháng 4 năm 2022 4. Tácgiả Họ và tên: Nguyễn Thị Thúy Năm sinh: Ngày 12 tháng12 năm 1981 Nơi thường trú: Xã Quang Trung- huyện Vụ Bản- tỉnh Nam Định Trình độ chuyên môn: Cử Nhân ngữ văn Chức vụ : Giáo Viên Nơi làm việc: Trường THCS xã Liên Bảo - huyện Vụ Bản - tỉnh Nam Định Địa chỉ liên hệ: Trường THCSxã Liên Bảo - huyện Vụ Bản - tỉnh Nam Định Điện thoại: 0327482675 Tỷ lệ đóng góp tạo ra sáng kiến: 100% 5. Đơn vị áp dụng sángkiến: Tên đơn vị: Trường THCS Liên Bảo, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định Địa chỉ liên hệ: Trường THCS xã Liên Bảo, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định Điện thoại: 02283820542
- 3 BÁO CÁO SÁNG KIẾN I. ĐIỀU KIỆN HOÀN CẢNH TẠO RA SÁNGKIẾN. Trong chương trình ngữ văn THCS Tập làm văn là phân môn khó bởi cần đến kĩ năng thực hành, tích hợp và sáng tạo. Chương trình Ngữ văn lớp 7 đặt trọng tâm ở thực hành, làm văn bản. Làm văn nghị luận là một kĩ năng cơ bản, cần thiết và quan trọng giúp các em học văn tốt hơn. Trong đó nghị luận giải thích là kiểu bài quan trọng của học kì II lớp 7. Biết cách làm và thành thạo kiểu bài nghị luận giải thích sẽ tạo nền tảng cho học sinh làm văn nghị luận sau này. Nó là kiểu bài có tính chất tiền đề cho học sinh học tập dạng bài nghị luận xã hội ở các lớp tiếp theo. Trong đời sống của con người nhu cầu giải thích đóng vai trò vô cùng quan trọng bởi những gì mà chúng ta đã biết chỉ là giọt nước bé nhỏ trong đại dương bao la mênh mông. Gặp một hiện tượng, một vấn đề mới mẻ con người chưa biết thì sẽ nảy sinh nhu cầu cần được giải thích. Như vậy nhu cầu giải thích của con người là rất lớn. Với bài văn nghị luận chứng minh các em có thể dễ dàng tìm tìm được các dẫn chứng , lí lẽ để làm sáng tỏ vấn đề. Nhưng với bài văn nghị luận giải thích các em rất lúng túng khi tìm ra lí lẽ để giải thích bởi vì không thể làm một bài văn giải thích chỉ bằng vài câu văn giải thích đơn giản ngắn gọn. Đặc biệt khi dạy văn nghị luận ở loại bài giải thích tôi còn gặp một số vướng mắc như sau: *Về phía học sinh: Đối với học sinh lớp 7 để các em hiểu được và làm được bài văn giải thích là rất khó bởi sự hiểu biết vốn kiến thức của các em về thế giới xung quanh còn rất hạn chế. Trong suốt một thời gian dài được phân công giảng dạy Môn ngữ văn lớp 7 qua những lần kiểm tra, tôi thấy kết quả làm bài của các em còn rất thấp đa số nội dung viết còn sơ sài. Một số bài còn thể hiện các em chưa biết cách thức để làm một bài văn nghị luận giải thích . * Về chương trình: Năm học 2021- 2022 Theo Hướng dẫn điều chỉnh khung nội dung dạy học cấp THCS môn Ngữ văn 7 Bộ Giáo dục và đào tạo phần văn giải thích được xây dựng nhưsau: - Tổng số tiết dạy trên lớp: 5 tiết + Tiết 100: Tìm hiểu chung về phép lập luận giảithích. + Tiết 101 : Cách làm bài văn lập luận giảithích. + Tiết 111: Luyện tập cách làm bài văn giải thích một vấn đề (giải thích một tư tưởng đạolý). + Tiết 112: Luyện tập cách làm bài văn giải thích một vấn đề (giải thích một quan điểm, tưtưởng). + Tiết 116: Luyện nói bài văn giải thích một vấnđề
- 4 Ngoài ra giáo viên còn kết hợp phần luyện tập, rèn kỹ năng viết bài văn giải thích và các tiết luyện đề trong các buổi học thêm trong nhà trường ở học kỳ II. Như vậy nhìn vào phân phối chương trình ta thấy: * Về ưu điểm: + Chương trình đã quan tâm đến việc cung cấp cho học sinh những hiểu biết chung về kiểu bài; đề bài và phương pháp lập luận trong văn nghị luận, thực hành làm bài văn nghịluận; + Chương trình dạy đủ các dạng bài từ tìm hiểu chung, cách làm bài, bài viết. Trong từng bài, sách giáo khoa đã tích hợp rất tích cực với văn bản trục chính; + Bên cạnh những đề bài có tính truyền thống như: giải thích câu ca dao, giải thích câu tục ngữ, giải thích các câu danh ngôn nhiều đề văn đã được ra mang tính tổng hợp theo kiểu “đề mở” gây nhiều hứng thú cho họcsinh; * Về hạn chế: + Theo tôi, hạn chế lớn nhất của chương trình trên là ở từng loại bài (nghị luận chứng minh, giải thích) sách giáo khoa chưa có các bài hướng dẫn một cách cụ thể như bố cục chung , cách dựng các đoạn văn, kiến thức còn nặng ví dụ như bài: Cách làm bài văn lập luận giải thích (Trang 84 đến trang 86 sách giáo khoa Ngữ văn lớp 7 tập 2) yêu cầu chỉ trong một tiết mà thầy trò phải giải quyết xong các khâu: Tìm hiểu đề, Tìm ý; Lập dàn ý; Viết bài cho đề bài: Giải thích câu tục ngữ “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn” trong khi các em mới chỉ có những hiểu biết sơ đẳng nhất về kiểu bài giảithích. Trong khi đó với tình hình của năm học 2021- 2022, chương trình phải giảm tải, lồng ghép các bài trong một tiết học; phần luyện tập hầu hết là học sinh tự học thì các kiến thức và kĩ năng mà giáo viên cần luyện tập cho học sinh lại càng nặng, áp lực của việc học tập lên học sinh lại cànglớn. * Về phía giáoviên: Từ thực tế giảng dạy của bản thân và của một số đồng nghiệp tôi thấy việc dạy kiểu bài giải thích còn một số bất cập như sau. + Giáo viên chưa nắm chắc và làm rõ những đặc điểm cơ bản của văn nghị luận khi dạy bài Đặc điểm của văn bản nghị luận (SGK ngữ văn 7 tập II), giáo viên cần hướng dẫn cho học sinh hiểu các thuật ngữ: luận điểm, luận cứ, lập luận. Đây chính là 3 đặc điểm cơ bản của văn nghị luận.Một số giáo viên chưa chú ý rèn kỹ năng làm bài cho học sinh. Trong quá trình giảng dạy một bộ phận không nhỏ các thày cô giáo chưa quan tâm đến việc hướng dẫn học sinh cách viết bài mà mới chỉ dừng lại ở việc chữa dàn ý. Đấy là chưa kể đến việc còn một số giáo viên còn dạy văn mẫu, yêu cầu học sinh học thuộc. Điều này dẫn đến học sinh không hiểu rõ được vấn đề, không có kỹ năng làm bài, dẫn đến chất lượng bài làmthấp. + Xuất phát từ thực tế đó tôi thấy cần thiết phải tìm ra giải pháp tốt hơn để việc giảng dạy đạt kết quả cao, giúp học sinh có kỹ năng làm tốt loại bài lập luận giải thích. Trong thời gian từ tháng 1 năm 2020 đến tháng 4 năm 2022 tôi đã áp dụng, cải tiến phương pháp dạy học ở kiểu bài giải thích trên đối tượng học sinh lớp 7 trường THCS Liên Bảo. Trong khuôn khổ bản sáng kiến này tôi xin giới thiệu “ Các giải pháp giúp học sinh lớp 7 làm tốt bài văn lập luận giải
- 5 thích ” II. MÔ TẢ GIẢIPHÁP 1. Mô tả giải pháp trước khi tạo ra sángkiến Trước khi áp dụng các giải pháp mới việc dạy và học loại bài giải thích của thày và trò còn gặp một số vấn đề như sau : Bản thân tôi và nhiều đồng nghiệp khác đều cảm thấy loay hoay khi hướng dẫn học sinh cách làm bài. Nó xuất phát từ chỗ muốn làm được bài văn giải thích thì việc xác lập hệ thống luận điểm là vô cùng quan trọng, việc này giúp học sinh định hướng được quan điểm tư tưởng, dẫn dắt vấn đề ở phần mở bài, triển khai nội dung ở thân bài và kết luận vấn đề. Tuy nhiên với việc giáo viên chỉ dừng lại ở việc cho học sinh nắm một cách chung chung về khái niệm luận điểm như trong bài đặc điểm của văn bản nghị luận (Luận điểm là những ý chính thể hiện tư tưởng quan điểm của bài văn được nêu ra dưới 2 hình thức khẳng định hay phủ định, được diễn đạt sáng tỏ, dễ hiểu nhất quán. Luận điểm là linh hồn của bài viết, nó thống nhất các đoạn văn thành một khối. Luận điểm phải đúng đắn chân thực đáp ứng yêu cầu thực tế.) mà không phân định rõ trong hệ thống luận điểm có các luận điểm chính, luận điểm phụ thì khi bắt tay vào làm bài học sinh không thể xác lập được hệ thống luận điểm đúng đắn cho bài văn. Điều này dẫn tới một hệ lụy tiếp theo là giáo viên thường áp đặt khiến học sinh tiếp thu bài một cách thụ động thậm chí để cho nhanh thày cô còn đọc văn mẫu cho học sinh. Đây là điều tối kỵ trong dạyhọc. Khi hướng dẫn học sinh làm bài lập luận giải thích tôi còn gặp một vấn đề nữa là khi tìm hiểu chung về văn giải thích và các phương pháp giải thích giáo viên đã định hướng cho học sinh là khi giải thích ta cần kết hợp các phương pháp như định nghĩa, nêu biểu hiện, so sánh đối chiếu, chỉ ra nguyên nhân kết quả, đề xuất các giải pháp để làm rõ vấn đề. Các cách giải thích trên có thể đưa vào ba luận điểm triển khai trong phần thân bài baogồm: - Giải thích nội dung (Làgì) - Giải thích lý do (Tạisao) - Bàn luận vấn đề: Nêu giải pháp (Phải làm gì), liên hệ mở rộng, phê phán các biểu hiện sai trái, rút ra bàihọc. Tuy nhiên trong bài Cách làm bài văn lập luận giải thích (Trang 84 – 85 - 86 sách giáo khoa Ngữ văn lớp 7 tập 2) thì mới dừng lại ở việc hướng dẫn học sinh phần giải thích nội dung (Luận điểm 1). Với cách làm này vô hình chung làm cho học sinh lúng túng, hoặc hiểu sai vấn đề khi làm bài (nhiều em cho rằng chỉ cần giải thích nội dung đã hoàn thành bài viết). Chính sự lúng túng của giáo viên trong quá trình hướng dẫn học sinh cách làm bài đã khiến cho học sinh thấy đây là dạng bài quá khó, cộng thêm nhiều em còn lười tư duy, vốn kiến thức, vốn ngôn ngữ hạn hẹp; các thao tác tư duy trìu tượng như phân tích, tổng hợp, suy lý, đánh giá, bình luận còn yếu; không có bản lĩnh, chủ kiến khi trình bày quan điểm của mình, khả năng lập luận diễn đạt còn yếu nên các em ngại học, tiếp thu thụ động, kết quả bài làm không cao. Khi chấm bài giáo viên nhận thấy học sinh còn mắc vào các lỗi cơ
- 6 bản: - Xác định không đúng vấn đề cần giải thích ( Bản chất là học sinh không hiểu đúng nội dung của các câu ca dao, tục ngữ, các danhngôn) - Xác định hệ thống luận điểm cho bài văn giải thích không đầyđủ. - Giải thích nội dung sơ sài, không bám sát nội dung, không làm nổi bật luận điểm kếtluận. - Thiếu hệ thống lý lẽ dẫn chứng thuyếtphục. - Không rút ra được bài học về nhận thức và định hướng hành động cho bản thân. - Phần phản biện vấn đề thường không được đưa vào bàivăn. - Diễn đạt cònyếu. Kết quả đánh giá về tinh thần thái độ và kết quả bài viết trên 113 học sinh khối 7 năm học 2019- 2020 của trường THCS Liên Bảo như sau: * Về tinh thần thái độ học tập Tổng số học Số học sinh Số học sinh không Số học sinh sinh thích học thích học thấy khó tiếp thu 113 20 28 65 * Về kết quả bàilàm Số học sinh Kết quả bài viết tại nhà điểm 8-10 điểm 5 trở lên điểm dưới 5 điểm dưới 2 điểm 0 113 17 74 20 2 0 2. Mô tả giải pháp sau khi có sángkiến: Trước thực trạng trên khi nghiên cứu áp dụng sáng kiến đổi mới phương pháp dạy dạy kiểu bài lập luận giải thích tôi đã đưa ra các giải pháp như sau: 2.1. Giúp học sinh nắm chắc các đặc điểm cơ bản của văn nghị luận giải thích Trong bài văn nghị luận giải thích ta sẽ sử dụng nhiều lí lẽ và ít dẫn chứng Bài văn nghị luận giải thích luận điểm sẽ được hình thành sau khi ta trả lời câu hỏi. Bài nghị luận giải thích thì việc lập luận chủ yếu dựa trên hệ thống lý lẽ, ngắn gọn, cụ thể, xác đáng, đã được thừa nhận để giúp người đọc hiểu rõ một quan điểm tư tưởng từ đó bồi dưỡng tình cảm, thái độ. 2.2. Rèn cho học sinh các phương pháp, kĩ năng làm bài văn giảithích Bài văn nghị luận giải thích là sự liên kết các luận điểm để thể hiện rõ tư tưởng quan điểm của người viết về một vấn đề nào đó. Như vậy có nghĩa là học sinh phải biết viết các đoạn luận điểm (luận điểm xuất phát, luận điểm triển khai, luận điểm kết luận). Để học sinh có thể làm bài tốt thì việc quan trọng nhất là hướng dẫn cho học sinh cách triển khai từng luận điểm, đưa cho học
- 7 sinh các chìa khoá để giải mã các đề bài. Có các chìa khoá này, gặp bất cứ đề bài nào, dù thầy cô chưa bao giờ chữa, học sinh cũng có thể tự mình tìm ra cách giải quyết. Để làm được điều này thì theo tôi một nguyên tắc bất dịch đó là phải yêu cầu học sinh thực hiện đầy đủ, cụ thể, chắc chắn các bước làm bài. Sau đây là các kỹ năng cầnthiết. 2.2.1 Rèn kĩ năng tìm hiểu đề, tìmý Tìm hiểu đề và tìm ý là khâu tương đối đơn giản nhưng nó lại rất quan trọng vì nó giúp định hướng chính xác cho văn bản. Khi tìm hiểu đề ta cần phải hướng dẫn học sinh cần đọc kĩ đề bài, gạch chân các từ ngữ quan trọng để xác định thể loại, nội dung, phạm vi giới hạn vấn đề nghị luận. Để nhận diện phép lập luận giải thích , ta thấy trong đề bài thường xuất hiện các từ ngữ như:hiểu thế nào? giải thích Thế nào là Tìm hiểu .nhắn nhủ điều gì? Khi tìm ý , cần đặt các câu hỏi để: vấn đề nghị luận là gì? Tại sao lại như thế?Để thực hiện theo lời khuyên của vấn đề đang nghị luận, ta phải làm thế nào? Ví dụ: Tìm hiểu đề bài: Nhân dân ta thường khuyên nhủ “Bầu ơi thương lấy bí cùng Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn ” Hãy giải thích câu ca dao trên? Khi tìm hiểu đề tìm ý giáo viên cần định hướng cho học sinh xác định được các vấn đề sau: a. Kiểu bài: Giải thích một vấn đề về tư tưởng đạolý. b. Hệ thống luận điểm - Luận điểm tổng quát: Truyền thống đoàn kết yêu thương đùm bọc lẫn nhau của nhân dânta. - Luậnđiểmtriểnkhai(Luậnđiểmphụhướngtớilàmrõluậnđiểmtổng quát) + Giải thích nội dung câu ca dao + Vì sao ông cha ta lại khuyên con cháu phải biết đoànkết yêu thương đùm bọc lẫn nhau. + Chúng ta phải làm gì để phát huy truyền thống đó. Bản thân em rút ra bài học gì? - Luận điểm chính (luận điểm kết luận): chúng ta phải phát huy truyền thống tốt đẹp này trong cuộc sống hiện tại như thế nào? (Mục đích hướng tới của bàilàm) Sau khi đã xác lập được hệ thống luận điểm giáo viên cần cho học sinh đi tìm dẫn chứng lý lẽ cho từng luận điểm (Tập trung vào các luận điểm triển khai). Ở công đoạn này giáo viên nên tổ chức cho học sinh làm việc theo nhóm để các em có thể phát huy tối đa tinh thần tự giác tích cực học tập cũng như hỗ trợ bổ xung mở rộng kiến thức cho nhau. 2.2.2 Rèn kĩ năng xác lập luận điểm Muốn giải thích một vấn đề nào đó ta sẽ dùng lí lẽ để lập luận có nghĩa là ta sẽ đặt câu hỏi và đi trả lời cho các câu hỏi đó. Việc đặt câu hỏi để tìm luận điểm cho bài văn nghị luận là một cách làm hiệu quả.Cần hướng dẫn học sinh cách đặt câu hỏi và trả lời câu hỏi tương ứng với từng phần trong bài là cách
- 8 các em dễ dàng xác lập luận điểm cho bài văn nghị luận giải thích. Thông thường trong bài văn nghị luận giải thích ta thường đặt 3 câu hỏi lớn tương ứng với 3 luận điểm của bài. Hướng dẫn học sinh đặt câu hỏi thứ nhất: Câu hỏi 1 là câu hỏi đặt ra nhằm giải thích rõ nội dung của vấn đề.Câu hỏi 1 thường có các cách diễn đạt sau. +Như thế nào? + Là gì? Khi học sinh trả lời xong câu hỏi 1 tức là luận điểm 1 đã được hình thành. Hướng dẫn học sinh đặt câu hỏi thứ 2: Câu hỏi thứ 2 đặt ra để giải thích rõ lí do, nguyên nhân của vấn đề. Câu hỏi 2 thường có các cách diễn đạt sau. + Vì sao? + Tại sao? Hướng dẫn học sinh đặt câu hỏi thứ 3: Câu hỏi 3 là câu hỏi đi từ nhận thức tới hành động. Câu hỏi 3 thường có các cách diễn đạt sau. + Cần làm gì? + Làm như thế nào? + Phải làm gì? 2.2.3.Rèn kĩ năng lập dàn ý Khi lập dàn ý giáo viên cần yêu cầu HS bám sát hệ thống luận điểm, dẫn chứnglý lẽ đã tìm được ở phần trên để sắp xếp thành bố cục hợp lý. Một điều đáng lưu ý là việc lập dàn ý không nên quá sơ sài và cũng không nên quá chi tiết vì nếu quá sơ sài thì khi làm bài học sinh vẫn có thể để sót ý, còn nếu quá chi tiết thì sẽ tốn thời gian có thể không thể hoàn thành bàiviết. Dàn ý của một bài văn nhị luận giải thích gồm 3 phần: * Mởbài: Dẫn dắt giới thiệu điều cần giải thích, gợi ra phương hướng giải thích. * Thân bài: Luận điểm 1: Giải thích nội dung vấn đề cần nghị luận Bám vào những từ khóa quan trọng , có ý nghĩa then chốt để giải thích.Giải thích nghĩa đen , nghĩa bóng nếu có . Từ đó suy ra nghĩa chung cả câu ( cách làm giống như giải thích trong bài văn nghị luận chứng minh ).Một kinh nghiệm rút ra trong quá trình làm bài , để dễ dàng cho học sinh các em nên tra từ điển để hiểu nghĩa của từ ngữ, của câu nói. Luận điểm 2: Giải thích lý do trả lời cho câu hỏi tại sao? Trong phần này người viết dùng các lí lẽ và các dẫn chứng để giải thích, trả lời câu hỏi tại sao. Lưu ý, để đạt được mục đích giải thích, ngoài lí lẽ người viết có thể sử dụng thêm cả dẫn chứng nhưng không sa đà làm yếu tố chứng minh lấn át. Luận điểm 3: Trả lời cho câu hỏi cần làm gì? Làm thế nào thế nào có thể vận dụng vấn đề cần giải thích vào trong thực tế cuộc sống. Phần này chính là nêu bài học nhận thức và hành động. Học sinh liên hệ các việc làm và hành động của bản thân.
- 9 * Kếtbài: Nêu ý nghĩa của vấn đề cần giải thích với mọi người. Khẳng định tính ý nghĩa của vấn đề trong đời sống và rút ra bài học hoặc định hướng hành động cho bản thân. Từ phần lí thuyết đã được học tôi cho học sinh làm bài tập củng cố : Cho đề văn sau : Hãy giải thích câu tục ngữ Ăn quả nhớ kẻ trồng cây Hướng dẫn học sinh tìm hiểu đề và tìm ý Tìm hiểu đề: Thể loại: Văn nghị luận giải thích Nội dung: giải thích câu tục ngữ “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” Tìm ý: Đặt ra các câu hỏi thế nào là ăn quả ? kẻ trồng cây là ai? Câu tục ngữ được hiểu như thế nào? Tại sao ăn quả phải nhớ kẻ trồng cây? để thực hiện lời khuyên của câu tục ngữ ta cần làm gì ? Hướng dẫn học sinh lập dàn ý *Mở bài: Dẫn dắt, giới thiệu câu tục ngữ “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”. * Thân bài: a.Giải thích nội dung của câu tục ngữ - Nghĩa đen: Khi ta được ăn những trái cây chín ngọtthì ta phải nhớ ơn người đã có công trồng và chăm sóc cây. - Nghĩa bóng: Khi ta được thừa hưởng thành quả lao động thì ta phải nhớ ơn người có công tạo dựng nên thành quả đó. -Câu tục ngữ nêu lên một bài học sâu sắc về lòng biết ơn, giáo dục chúng ta phải sống ân nghĩa thủy chung. b.Trả lời câu hỏi : Tại sao ăn quả phải nhớ kẻ trồng cây ? -Vì : + Trong thiên nhiên và xã hội, không có sự vật nào là không có nguồn gốc. Trong cuộc sống không có thành quả nào không do sức lao động của con người làm ra. Như vậy mọi thành quả trên đời không phải tự nhiên mà có, tất cả đều là công sức của con người.Vì vậy khi được thừa hưởng bất kì thành quả nào ta đều phải nhớ ơn. +Lòng biết ơn là truyền thống đạo lí tốt đẹp của dân tộc ta là nền tảng vững chắc giúp ta gắn bó với lớp người đi trước, với tập thể, tạo nên một xã hội nhân ái đoàn kết. Thiếu lòng biết ơn con người sẽ trở nên ích kỉ và tha hóa. + Lòng biết ơn là một tình cảm đẹp xuất phát từ việc ghi nhớ công ơn của những người làm nên thành quả phục vụ nhu cầu đời sống. Nó là đạo lí có từ lâu đời. Trong phần này chủ yếu dùng lí lẽ, dẫn chứng đóng vai trò phụ trợ làm rõ hơn lí lẽ vừa nêu. c.Ta cần làm gì để thực hiện lời khuyên của câu tục ngữ? -Tự hào về truyền thống đấu tranh anh hùng bất khuất của dân tộc , về nền văn hóa rạng rỡ của dân tộc. -Trân trọng những thành quả mà ta được hưởng, có ý thức vun đắp bảo vệ những thành quả đó. - Sử dụng thành quả một cách tiết kiệm, tránh lãng phí. - Phê phán những người sống bạc bẽo, vô ơn, phủ nhận lãng quên quá khứ.
- 10 - Liên hệ mở rộng: Cùng nói về lòng biết ơn tục ngữ có câu tương tự: “uống nước nhớ nguồn” * Kết bài: Nêu giá trị, ý nghĩa của câu tục ngữ. 2.2.4 Rèn kĩ năng viết bài: Viết bài là công đoạn quan trọng, yêu cầu học sinh triển khai các luận điểm đã xây dựng trong bố cục thành những câu văn, đoạn văn có tính liên kết chặt chẽ để tạo thành một văn bản hoàn chỉnh. Đây là bước học sinh thể hiện được kiến thức, kỹ năng diễn đạt, tư duy phân tích, tổng hợp của bản thân. Qua bài viết thày cô giáo đánh giá được năng lực viết văn của các em. Trước khi hướng dẫn học sinh viết bài giáo viên cần cho các em thảo luận để rút ra những yêu cầu chung của một bài văn giải thích. Ví dụ học sinh phải trả lời các câu hỏi sau: - Mục đích của bài văn giải thích làgì? - Bố cục gồm mấy phần? Chức năng và mối quan hệ giữa cácphần? - Bài văn gồm mấy đoạn văn ? Nội dung cơ bản của từng đoạn làgì? - Để bài văn có sức thuyết phục thì chúng ta cần lưu ý gì về các diễn đạt? Sau khi học sinh thảo luận giáo viên cần chốt ý khắc sâu ghinhớ. - Mục đích của bài văn giải thích là làm cho người đọc hiểu rõ về các tư tưởng đạo lý, phẩm chất quan hệ để nâng cao nhận thức, bồi dưỡng tư tưởng tìnhcảm. - Bài văn giải thích đảm bảo bố cục 3 phần là mở bài, thân bài, kết bài. Các phần trong bài văn phải rõ ràng mạch lạc nhưng phải được liên kết chặt chẽ với nhau cả về nội dung và hìnhthức. + Mở bài nêu luận điểm khái quát. + Thân bài trình bày các luận điểm triển khai (Thường có ba luận điểm). + Nêu luận điểm kết luận. - Bài văn lập luận giải thích thường có 5 đoạn văn bao gồm đoạn mở bài, đoạn kết bài và 3 đoạn trong phần thân bài tương ứng với 3 luận điểm là giải thích nội dung, giải thích lý do, phải làm gì. Giữa các đoạn văn phải có các câu dẫn dắt để tạo sự liên kết chặt chẽ. III. HIỆU QUẢ DO SÁNG KIẾN MANGLẠI 1. Hiệu quả kinhtế Như giáo sư Phạm Minh Hạc, nguyên Bộ trưởng Bộ giáo dục đã nói “ Sản phẩm của giáo dục, dạy học là con người, là tương lai của dân tộc. Vì vậy không được phép tạo ra phế phẩm”. Nói như vậy có nghĩa là sản phẩm của giáo dục mang tính đặc thù, hiệu quả của nó mang lại không mang giá trị vật chất đơn thuần. Tuy nhiên cũng phải khẳng định rằng việc đổi mới phương pháp, nâng cao chất lượng giáo dục cũng mang lại những hiệu quả kinh tế đáng kể. Với việc giáo viên giúp học sinh nắm chắc đặc điểm, phương pháp làm bài ngay trong từng tiết học chính khóa và củng cố, rèn kỹ năng để các em có thể làm tốt một bài văn lập luận giải thích trong các buổi dạy thêm- học thêm trong nhà trường theo đúng quy định đã giúp tiết kiệm thời gian học tập và cả tiền bạc cho bản thân học sinh và gia đình, góp phần làm giảm áp lực dạy thêm – học thêm trong xã hội. Tôi nhận thấy rằng, sau khi áp dụng các giải pháp nhằm
- 11 nâng cao kỹ năng viết bài văn lập luận giải thích học sinh không chỉ tự giác tích cực tự tin trong học tập mà kết quả học tập của các em đều cao, mang tính bền vững làm cơ sở vững chắc để các em tiếp tục học dạng bài nghị luận ở lớp 8 và lớp 9. Đây chính là tiền đề để các em có cơ hội thi đỗ vào các trường THPT. Chính vì vậy việc các gia đình phải đầu tư cho con em mình học gia sư theo nhóm hầu như không còn. Tuy không tính được con số cụ thể nhưng tôi có thể khẳng định rằng đây là số tiền không hề nhỏ, và đặc biệt là giảm bớt áp lực học tập cho học sinh, để các em có thời gian thư giãn để học tập tốthơn. 2. Hiệu quả về mặt xãhội Từ thực tế dạy học của bản thân, tôi nhận thấy việc áp dụng các giải pháp này đem lại những hiệu quả sau: -Học sinh chủ động tích cực.Các em đã biết cách làm văn nghị luận. Nhiều em có cách học bằng sơ đồ tư duy rất hiệu quả.Các em chủ động làm việc nhóm mạnh dạn hơn trong việc thể hiện trình bày quan điểm trước lớp. - Các em đã tự mình tiến hành từng bước khi làm bài để giải quyết các vấn đề. Từ một bài cụ thể các em có thể giải quyết được vấn đề trong cùng một chùm đề và cao hơn là có thể làm được những bài giải thích dù là quen hay lạ. Kỹ năng viết bài của các em cũng tốt dần lên. Hầu hết học sinh trong lớp đều viết được bài văn giải thích với bố cục ba phần mạch lạc, đảm bảo nội dung theo yêu cầu. * Kết quả học tập của học sinh ( Kết quả bài thi khảo sát cuối năm 2020-2021 của sở Giáo dục và đào tạo Nam Định) Số học Kết quả thi học kỳ II Năm học sinh điểm 8- điểm 5 điểm điểm điểm 0 10 trở lên dưới 5 dưới 2 2020-2021 103 30 % 94 % 6% 0 0 3. Khả năng áp dụng và nhânrộng. Sau khi áp dụng sáng kiến vào việc giảng dạy bộ môn ngữ văn 7 đặc biệt là việc hướng dẫn học sinh tạo lập được một văn bản hoàn chỉnh theo phương pháp lập luận giải thích có hiệu quả từ năm học 2020-2021 tôi đã tiếp tục trao đổi với đồng nghiệp để hoàn thiện hơn các giải pháp của bản thân để thực hiện sángkiếnnàymộtcáchcóhiệuquảhơntrongnămhọc2021-2022. IV. CAM KẾT KHÔNG VI PHẠM BẢN QUYỀN Tôi xin cam kết không sao chép sáng kiến kinh nghiệm, không vi phạm bản quyền của các tác giả hoặc nhóm tác giả khác. Nếu sai tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm. TÁC GIẢ SÁNG KIẾN
- 12 Nguyễn Thị Thúy CƠ QUAN ĐƠN VỊ ÁP DỤNG SÁNG KIẾN (Ký tên, đóng dấu) XÁC NHẬN CỦA PHÒNG GD&ĐT (Ký tên, đóng dấu)