SKKN Áp dụng câu hỏi tình huống trong tổ chức hoạt động khởi động môn Ngữ văn Lớp 7 theo định hướng phát triển năng lực
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Áp dụng câu hỏi tình huống trong tổ chức hoạt động khởi động môn Ngữ văn Lớp 7 theo định hướng phát triển năng lực", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
skkn_ap_dung_cau_hoi_tinh_huong_trong_to_chuc_hoat_dong_khoi.docx
Nội dung tài liệu: SKKN Áp dụng câu hỏi tình huống trong tổ chức hoạt động khởi động môn Ngữ văn Lớp 7 theo định hướng phát triển năng lực
- PHÒNG GD&ĐT XUÂN TRƯỜNG CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG THCS XUÂN HÒA Độc lập – Tự do – Hạnh phúc BÁO CÁO BIỆN PHÁP GÓP PHẦN NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC GIẢNG DẠY Tên biện pháp: Áp dụng câu hỏi tình huống trong tổ chức hoạt động khởi động môn Ngữ văn lớp 7 theo định hướng phát triển năng lực. Trường THCS Xuân Hòa
- I. ĐẶT VẤN ĐỀ (Mục tiêu, ý nghĩa, sự cần thiết của biện pháp trong quá trình giáo dục tại đợn vị) - Do chương trình giáo dục phổ thông mới 2018 được xây dựng theo hướng tiếp cận năng lực người học, nhằm tạo chuyển biến căn bản toàn diện chất lượng và hiệu quả giáo dục phổ thông. - Ngữ văn là môn học không nằm ngoài nhiệm vụ đó, đến với môn học này học sinh phát triển các năng lực và phẩm chất tổng quát đặc thù. - Là một giáo viên Ngữ văn qua thực tế giảng dạy tôi thấy HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG có ảnh hưởng lớn đến tiến trình toàn bộ tiết dạy : sẽ phát hiện, khơi gợi, phát triển năng lực học sinh một cách tự nhiên. - Học sinh lớp 7 là học sinh mới vào năm học thứ 2 của nhà trường THCS nên đối với việc học tập theo phân môn các em còn gặp không ít những khó khăn, đặc biệt là môn Ngữ văn. Do vậy, nếu giáo viên biết cách tổ chức dạy học nói chung và nhất là hoạt động khởi động nói riêng một cách hấp dẫn và hiệu quả sẽ giúp học sinh yêu thích môn học và có nhu cầu khám phá nội dung bài học với niềm đam mê của chính bản thân các em. Xuất phát từ chính những lý do mang tính thực tiễn đó cùng với kinh nghiệm giảng dạy của bản thân, tôi đã lựa chọn giải pháp: Áp dụng câu hỏi tình huống trong tổ chức hoạt động khởi động dạy học Ngữ văn 7 theo hướng phát triển năng lực học sinh. Đối tượng là học sinh lớp 7A, thời gian áp dụng năm học 2022-2023 và các năm học tiếp theo.
- II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ (Nội dung của biện pháp). 1. Thực trạng công tác dạy học Ngữ văn trong Nhà trường THCS Xuân Hòa 2. Biện pháp thực hiện hiệu quả: Thực trạng: Trường THCS Xuân Hòa là ngôi trường có bề dày về truyền thống dạy và học. Đội ngũ giáo viên nhiệt tình trong công tác giảng dạy, có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc. Nhà trường luôn quan tâm đầu tư về phương tiện dạy học để giáo viên nghiên cứu và áp dụng các phương pháp dạy học tích cực. Song, bên cạnh đó vẫn còn không ít hạn chế. Hạn chế + Giáo viên: Một số giáo viên còn ngại đổi mới hoặc đổi mới chưa linh hoạt. + Học sinh: Ngày nay có xu hướng không thích học văn, khả năng tiếp thu của mỗi em khác nhau, thói quen lười tư duy đã ảnh hưởng không nhỏ đến kết qủa học tập. Trên cơ sở đó tôi đã tiến hành áp dụng biện pháp dùng câu hỏi tình huống trong tổ chức hoạt động khởi động khi giảng dạy Ngữ văn 7 để tăng hứng thú và phát triển năng lực học sinh. Biện pháp : Tổ chức hoạt động khởi động bằng cách sử dụng câu hỏi tình huống.
- Đây là cách khởi động bài học nhẹ nhàng, không tốn nhiều thời gian nhưng phát triển được tư duy của học sinh. Giáo viên nghiên cứu bài học theo kế hoạch, soạn bài, thiết kế (mục tiêu, nội dung hoạt động), xây dựng câu hỏi có chứa tình huống liên quan đến bài học mới, yêu cầu học sinh giải quyết, học sinh đưa ra các phương án. Thông qua cách giải quyết câu hỏi tình huống giúp học sinh phát triển được tư duy, phát huy được các năng lực, kích thích được não bộ, tạo hứng thú vào tiết học mới. Với biện pháp này tôi thường áp dụng vào các tác phẩm văn học. Khi tham gia học sinh khá mạnh dạn đưa ra những phương án xử lý riêng mình, thậm chí các em có phần tranh luận khá sôi nổi. Nhờ vậy qua hoạt động này các em còn rèn được các năng lực chung và năng lực đặc thù (năng lực sử dụng ngôn ngữ và năng lực thẩm mỹ hay còn gọi là năng lực giao tiếp tiếng việt và năng lực thường thức văn học/ cảm thụ thẩm mỹ) Minh họa biện pháp qua một số văn bản: CHỦ ĐỀ : KHÚC NHẠC TÂM HỒN GẶP LÁ CƠM NẾP (Thanh Thảo) Hoạt động 1: Khởi động a) Mục tiêu: Tạo tâm thế và định hướng chú ý cho học sinh; tạo vấn đề vào chủ đề b) Nội dung hoạt động: HS trả lời câu hỏi. c) Sản phẩm học tập: Câu trả lời/chia sẻ của HS bằng ngôn ngữ d) Tổ chức hoạt động: * Chuyển giao nhiệm vụ: Em có biết đây là món gì không? Em có thích món xôi không? Em đã từng ăn những món xôi nào? Hãy dùng ba từ mô tả mùi vị của món xôi mà em thường ăn? * Thực hiện nhiệm vụ: Hs trả lời * Báo cáo kết quả: HS trình bày kết quả
- 1, Em rất thích ăn món xôi. Những món xôi em thường ăn là: xôi đỗ xanh, xôi đỗ đen, xôi xéo, xôi lạc, xôi dừa, xôi cốm , xôi ngũ sắc. 2, Ngọt bùi, thơm dẻo, ấm nóng. * Đánh giá nhận xét, kết nối vào bài học: Xôi là một món ăn dân dã quen thuộc của người dân Việt Nam. Xôi được nấu từ hạt gạo nếp thơm lừng và kết hợp các món ăn khác như lạc, gấc, ngô, để làm nên những hương vị đặc trưng. Xôi là một món ăn gần gũi, dân dã và gợi nhiều thương nhớ vì món xôi gắn liền với mỗi nhà trong những mâm cỗ gia đình, là món ăn quen thuộc của mỗi trẻ em trong suốt hành trình lớn lên, xôi còn gắn bó với người nông dân Việt Nam và để lại hương vị khó quên với mùi thơm nồng nàn của gạo nếp. Xôi vừa là món ăn ngon bổ dưỡng, vừa gắn liền với những kỉ niệm tuổi thơ ngọt ngào và ăm ắp tình thương. CHỦ ĐỀ: CỘI NGUỒN YÊU THƯƠNG QUÊ HƯƠNG (Tế Hanh) Hoạt động 1: Khởi động a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học. b. Nội dung: HS chia sẻ kinh nghiệm của bản thân. c. Sản phẩm: Những suy nghĩ, chia sẻ của HS. d. Tổ chức thực hiện: GV nêu câu hỏi: Câu 1. Với em, nơi đâu là quê hương yêu dấu? Nếu có thể, em hãy nói những ấn tượng đẹp đẽ và sâu sắc nhất về quê hương, em sẽ nói điều gì? Câu 2. Em thích bài thơ nào viết về quê hương? Hãy đọc diễn cảm một vài câu thơ trong bài thơ đó? H. Giờ học tập của học sinh trường THCS Xuân Hòa
- Đánh giá, nhận xét, kết nối vào bài học: Tình yêu quê hương là một tình cảm cao đẹp và phổ biến trong mỗi người. Xa quê, ai cũng nhớ quê. Nhớ những gì thân thuộc, gần gũi, gắn bó Nhà thơ Tế Hanh đã thể hiện tình cảm sâu đậm với quê hương mình qua bài thơ “Quê hương”, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu qua bài học hôm nay. CHỦ ĐỀ: GIAI ĐIỆU ĐẤT NƯỚC MÙA XUÂN NHO NHỎ Thanh Hải Hoạt động 1: Khởi động a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học. b. Nội dung: HS chia sẻ kinh nghiệm của bản thân. c. Sản phẩm: Những suy nghĩ, chia sẻ của HS. d. Tổ chức thực hiện: GV nêu câu hỏi: GV cho HS nghe ca khúc: Mùa xuân nho nhỏ + Cảm nhận của em khi nghe ca khúc này? + Mùa xuân trong cảm nhận của em có gì đáng nhớ? Hãy đọc một đoạn thơ, câu thơ mà em thích viết về mùa xuân Đánh giá, nhận xét, kết nối vào bài học : Các em thân mến! Đất nước Việt Nam với non sông tươi đẹp, truyền thống lịch sử hào hùng, con người thân thiện luôn là niềm tự hào của mỗi chúng ta. Tình yêu đất nước là nguồn cảm hứng dạt dào tạo nên những tác phẩm lay động lòng người. Hôm nay, cô và các em cùng tìm hiểu văn bản Mùa xuân nho nhỏ của nhà thơ Thanh Hải để lắng nghe, cảm nhận những giai điệu đất nước ngọt ngào. H. Giờ học tập của học sinh trường THCS Xuân Hòa
- Trên đây tôi vừa trình bày xong biện pháp áp dụng câu hỏi tình huống trong hoạt động khởi động khi dạy học Ngữ văn cho học sinh lớp 7. III. Minh chứng về kết quả thực hiện biện pháp (Hiệu quả đạt được) - Về phía giáo viên tôi nhận thấy cần tiếp tục sử dụng và nhân rộng ở các khối lớp khác cũng như chia sẻ với đồng nghiệp - Về phía học sinh cũng thu được kết quả như sau: Học sinh hoàn thành nhiệm vụ được giao, hứng thú với bài học, rèn luyện và phát huy được các năng lực như: Năng lực ngôn ngữ, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực tự chủ và tự học, năng lực sáng tạo hình thành được các phẩm chất rất cần thiết Dưới đây là một số kết quả đạt được trước và sau khi thực hiện biện pháp: KẾT QUẢ KHẢO SÁT TRƯỚC VÀ SAU KHI VẬN DỤNG BIỆN PHÁP (TÂM LÝ HỌC MÔN NGỮ VĂN) Bảng 1: Phiếu đánh giá về mức độ hứng thú học tập môn Ngữ văn (Trước và sau khi áp dụng biện pháp) STT Mức độ hứng thú Tổng số Tỷ lệ Trước Sau Trước Sau 1 Rất hứng thú 7 27 15,6% 60% 2 Hứng thú 12 15 26,7% 33,3% 3 Trung bình 13 3 28,9% 7,0% 4 Chán nản và mệt mỏi 13 0 28,9% 0% Bảng 2: Tỉ lệ học sinh tích cực chủ động hơn trong các giờ học Ngữ văn (Trước và sau khi áp dụng biện pháp) Thời gian Lớp Số lượng Tỉ lệ Đầu năm học 45 31 68,9% Cuối năm học 45 45 100% Bảng 3: Phiếu đánh giá của học sinh về hoạt động khởi động (Trước và sau khi áp dụng biện pháp) TT Nội dung khảo sát Tổng số Tỷ lệ Trước Sau Trước Sau 1 Em có chuẩn bị bài học và học bài trước khi đến lớp không? - Thường xuyên 21 43 46,7% 95,6%
- - Thỉnh thoảng 20 2 44,4% 4,4% - Không 4 0 8,9% 0% 2 Em có tham gia vào hoạt động không? 21 45 46,7% 100% - Có 24 0 53,3% 0% - Không 3 Hoạt động khởi động có giúp em tiếp thu kiến thức mới tốt hơn không? - Có 21 45 46,7% 100% - Không 24 0 53,3% 0% 4 Em có chủ động tìm hiểu kiến thức để giải quyết vấn đề đặt ra trong hoạt động khởi động không? - Có 21 45 46,7% 100% - Không 24 0 53,3% 0% KẾT QUẢ CÁC KỲ THI TRONG NĂM HỌC 2022-2023 Lớp TS Điểm>=5.0 Điểm TB Xếp GIAI ĐOẠN HS >=8.0 điểm thứ SL % SL % 8 tuần kỳ I 7A 45 45 100% 34 75,56 8,31 8 Học kỳ I 7A 45 45 100% 20 44,44 7,51 10 24 tuần 7A 45 45 100% 25 55,56 7,87 7 Học kỳ II 7A 45 45 100% 15 33,33 7,4 4 Qua phiếu khảo sát hứng thú học tập và kết quả đánh giá qua từng giai đoạn, quá trình học tập và rèn luyện của học sinh tôi thấy ngoài biện pháp dùng câu hỏi
- tình huống trong phần khởi động ra, chúng ta có thể sử dụng một số biện pháp khác trong tổ chức hoạt động khởi động như: phiếu học tập, trò chơi ô chữ, đóng kịch (sắm vai) .Bởi theo khoa học nghiên cứu, con người có 7 loại hình trí thông minh: có người giỏi về toán học, có người giỏi về âm nhạc, hội họa .Vì vậy trong giáo dục chúng ta cũng cần thay đổi và áp dụng linh hoạt các biện pháp và kĩ thuật dạy học để học sinh phát huy được năng lực và phẩm chất của mình. Mặc dù hoạt động khởi động chỉ chiếm một thời gian nhỏ trong tiết học nhưng nhờ tạo được hứng thú, định hướng rõ ràng nên khả năng tiếp thu bài học của học sinh cũng tốt hơn. Nhờ vậy tỉ lệ học sinh đạt điểm khá, giỏi tăng lên rõ rệt. VIDEO IV. Điều kiện và khả năng áp dụng: Biện pháp này đã được áp dụng ở hoạt động KHỞI ĐỘNG môn Ngữ văn, với học sinh lớp 7A Trường THCS Xuân Hòa năm học 2022-2023. Điều kiện cần thiết để áp dụng biện pháp : * Đối với nhà trường: + Cần tạo điều kiện thuận lợi cho việc tổ chức thực hiện chuyên đề như thời gian, phương tiện, kinh phí tổ chức và kinh phí khen thưởng. + Tổ, nhóm chuyên môn xây dựng kế hoạch tổ chức thực hiện chuyên đề để đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ, hiệu quả và thiết thực. + Tăng cường kiểm tra, tư vấn, rút kinh nghiệm kịp thời cho tổ chuyên môn trong việc tổ chức thực hiện chuyên đề. + Đưa việc tổ chức chuyên đề tổ chuyên môn vào tiêu chí đánh giá thi đua trong công tác học tập, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ. * Đối với giáo viên: + Cần chủ động, tích cực nghiên cứu công văn, chỉ thị hướng dẫn cập nhật để vận dụng linh hoạt vào chuyên môn của cá nhân, tích cực đổi mới phương pháp giảng dạy hiệu quả. + Tham gia đầy đủ, nhiệt tình trong tổ, nhóm chuyên môn; cùng trao đổi, chia sẻ, học tập đồng nghiệp phương pháp hay, hiệu quả.
- + Dành thời gian gần gũi, chia sẻ cùng học sinh để nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của các em để có biện pháp giáo dục phù hợp phát triển được năng lực và phẩm chất vốn có của các em một cách tự nhiên. + Nên tiếp cận, học hỏi và sử dụng được CNTT để chủ động trong công tác soạn giảng, nghiên cứu. * Đối với học sinh: + Có đầy đủ sách vở và đồ dung học tập. Tâm thế học tập thoải mái, tích cực. + Có ý thức tự học, tích cực, sáng tạo và trách nhiệm với công việc được giao. + Tích cực phát huy năng lực vốn có (ngôn ngữ, thẩm mỹ, hợp tác, giải quyết vấn đề .); tinh thần phê và tự phê cao. Phạm vi có thể áp dụng biện pháp: Biện pháp này có thể áp dụng trong quá trình dạy học môn Ngữ văn ở tất cả các khối lớp THCS và THPT theo chương trình phổ thông 2018 V. Cam kết: Tôi xin cam đoan những nội dung trong bản báo cáo biện pháp thuộc bản quyền cá nhân của tôi. Có thể nói năm đầu tiên dạy chương trình phổ thông mới 2018 rất thành công đối với tôi. Nếu có gian dối hoặc không đúng sự thật trong báo cáo tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật Trên đây tôi mới vừa trình bày xong bản báo cáo giải pháp của mình. Xin cảm ơn quý thầy cô đã chú ý theo dõi. Rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến củaquý thầy cô để bản báo cáo của tôi được hoàn thiện và hiệu quả cao hơn. Xin trân trọng cảm ơn! XÁC NHẬN Xuân Hòa, ngày 30 tháng 9 năm 2023 CỦA LÃNH ĐẠO NHÀ TRƯỜNG GIÁO VIÊN Vũ Thị Thu Hà
- PHỤ LỤC Hoạt động học tập của học sinh
- Kết quả của Cô và Trò năm học 2022-2023
- Hoạt động trải nghiệm của học sinh TẬP THỂ HỌC SINH LỚP 7A NĂM HỌC 2022-2023 (28/4/2023)