SKKN Sử dụng mẫu vật, thí nghiệm gắn liền thực tiễn tạo hứng thú cho học sinh trong dạy học môn Khoa học tự nhiên
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Sử dụng mẫu vật, thí nghiệm gắn liền thực tiễn tạo hứng thú cho học sinh trong dạy học môn Khoa học tự nhiên", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
skkn_su_dung_mau_vat_thi_nghiem_gan_lien_thuc_tien_tao_hung.docx
Nội dung tài liệu: SKKN Sử dụng mẫu vật, thí nghiệm gắn liền thực tiễn tạo hứng thú cho học sinh trong dạy học môn Khoa học tự nhiên
- 1 PHÒNG GDĐT XUÂN TRƯỜNG CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIÊT NAM TRƯỜNG THCS XUÂN HÒA Độc lập - Tự do - Hạnh phúc BÁO CÁO BIỆN PHÁP GÓP PHẦN NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC GIẢNG DẠY I. Tên biện pháp, lĩnh vực áp dụng Tên biện pháp: Sử dụng mẫu vật, thí nghiệm gắn liền thực tiễn tạo hứng thú cho học sinh trong dạy học môn Khoa học tự nhiên Lĩnh vực áp dụng: Trong giảng dạy môn KHTN 6,7 chủ đề “vật sống” tại trường THCS Xuân Hòa. II. Nội dung biện pháp 1. Mục tiêu, ý nghĩa, sự cần thiết của biện pháp trong quá trình giáo dục tại đơn vị Khoa học tự nhiên (KHTN) là môn học có vai trò, ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển toàn diện của HS. Môn học góp phần gắn kết khoa học với cuộc sống. KHTN là môn khoa học thực nghiệm, trong đó kiến thức phải được dựa trên hiện tượng quan sát được. Do đó dạy học môn KHTN phải gắn liền với hiện tượng thực tế, các thí nghiệm trực quan là hình thức dạy học đặc trưng của môn học. Đặc biệt trong điều kiện hiện nay, giáo dục nước ta đang đổi mới từ dạy học “định hướng nội dung” chuyển sang dạy “học định hướng năng lực”, thay vì quan tâm HS “học được gì” chuyển sang chú trọng HS “làm được gì”. * Thực trạng công tác dạy và học tại nhà trường trước khi áp dụng biện pháp: Thuận lợi: - Nhà trường có đội ngũ giáo viên KHTN có trình độ chuyên môn tương đối đồng đều, luôn có ý thức tự học, tự bồi dưỡng, nâng cao trình độ, đáp ứng yêu cầu công việc. - Các phòng học của nhà trường đều được lắp đặt máy tính, ti vi thông minh có kết nối Internet.
- 2 - Đa số các em HS đều chăm ngoan, có ý thức trong học tập. - Là một địa phương thuần nông, phần nào có những thuận lợi cho HS trong việc học tập, tìm hiểu, quan sát thực nghiệm (đặc thù bộ môn có những nội dung kiến thức có sự liên hệ chặt chẽ với đời sống và sản xuất). Khó khăn: - KHTN là môn học mới và khó với HS, đặc biệt với HS lớp 6 là đối tượng mới bước vào môi trường học tập cấp THCS. - Việc giảng dạy các nội dung thực tế còn gặp nhiều khó khăn, thiết bị dạy học hiện có chưa đáp ứng được yêu cầu CT GDPT mới. - GV đôi khi còn trung thành với nội dung và trình tự bài dạy như SGK chưa mạnh dạn thay đổi. - Thực tế hiện nay do áp lực thi cử, chú trọng vào dạy học “ứng thi” mà ít chú trọng rèn kĩ năng thực hành, liên hệ giải quyết các vấn đề thực tiễn cho HS dẫn đến HS học tập không hứng thú, không hiểu bản chất, kết quả học tập không cao, chưa ổn định. - HS chưa xác định được vai trò của bộ môn đối với sự phát triển toàn diện của các em. * Sự cần thiết của biện pháp trong quá trình giảng dạy - Đứng trước yêu cầu về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo theo nghị quyết số 29 NQ-TW, phát triển giáo dục là sự nghiệp của Đảng, của nhà nước và của toàn dân. - Là GV trực tiếp giảng dạy bộ môn KHTN, bản thân tôi cũng có trăn trở, suy nghĩ, phải khắc phục mọi khó khăn, thực hiện mục tiêu đổi mới giáo dục, đổi mới phương pháp giảng dạy, kiểm tra đánh giá nhằm tạo động lực, hứng thú cho HS, góp phần nâng cao chất lượng công tác giảng dạy. - Để đổi mới được phương pháp giảng dạy thì việc sử dụng có hiệu quả đồ dùng dạy học như mẫu vật, hình ảnh, thí nghiệm trực quan là điều vô cùng quan trọng. Nhưng vấn đề đặt ra là sử dụng các thiết bị đó như thế nào cho hiệu quả và làm thế nào để các em có thể tự lực nghiên cứu, quan sát, tiến hành các thí nghiệm, từ đó các em tự tìm ra kiến thức của bài học và áp dụng kiến thức đó vào cuộc sống. Xuất phát từ những lý do trên, tôi chọn biện pháp: Sử dụng mẫu vật, thí nghiệm gắn liền thực tiễn tạo hứng thú cho học sinh trong dạy học môn Khoa học tự nhiên. * Mục tiêu, ý nghĩa của biện pháp - Sử dụng mẫu vật, thí nghiệm trong dạy học chính là việc làm sống lại trước mắt học sinh các hiện tượng cần nghiên cứu một cách sinh động. - Thực hiện mục tiêu đổi mới giáo dục, dạy học phát triển năng lực, phát triển kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn cho HS. Thay đổi cách dạy của giáo viên và cách học của HS theo hướng học đi đôi với hành, lí thuyết gắn liền với thực tiễn, nhà trường gắn liền với gia đình và xã hội. - Góp phần vào việc đổi mới phương pháp dạy học, đa dạng hóa các hình thức dạy học. - Rèn luyện kĩ năng thực hành cho học sinh. Là một môn khoa học thực nghiệm, nên các kĩ năng thực hành đóng vai trò rất quan trọng, tạo hứng thú nhận thức, tính tích cực tự giác, phát triển tư duy và trí thông minh sáng tạo của học sinh. - Học sinh có hứng thú say mê nghiên cứu khoa học, thích khám phá tìm tòi, giúp học sinh lĩnh hội kiến thức mới sâu sắc hơn, bền vững hơn.
- 3 Góp phần nâng cao chất lượng dạy - học: (Một góc khuôn viên nhà trường góp phần vào hoạt động dạy học gắn liền thực tiễn) 2. Nội dung của biện pháp Trước hết, từ những khái niệm của các nhà khoa học, có thể hiểu thiết bị dạy học nói chung, các mẫu vật, thí nghiệm nói riêng là hệ thống đối tượng vật chất, phương tiện dạy học được giáo viên, học sinh sử dụng trong quá trình dạy học nhằm đạt được mục tiêu dạy học đề ra. * Các giá trị giáo dục của việc sử dụng mẫu vật, thí nghiệm - Thúc đẩy sự giao tiếp, trao đổi thông tin, giúp học sinh học tập có hiệu quả. - Giúp học sinh tăng cường trí nhớ, làm cho việc học tập được lâu bền. - Cung cấp thêm kiến thức, kinh nghiệm trực tiếp liên quan đến thực tiễn, cuộc sống. - Khuyến khích học sinh tham gia chủ động vào quá trình học tập, say mê nghiên cứu khoa học. Nghiên cứu về vai trò của thiết bị, đồ dùng dạy học như mẫu vật trực quan, thí nghiệm thực tiễn người ta chỉ ra rằng:
- 4 + Tỉ lệ kiến thức nhớ được sau khi học: 20% những gì mà ta nghe được, 30% qua những gì mà người ta nhìn; 50% qua những gì mà người ta nghe và nhìn được; 80% qua những gì mà ta nói được; 90% qua những gì ta nói và làm được. Những số liệu trên cho thấy để quá trình nhận thức đạt hiệu quả cao cần phải thông qua quá trình nghe - nhìn và thực hành, muốn vậy phải sử dụng thiết bị, đồ dùng dạy học đặc biệt là các mẫu vật, thí nghiệm trực quan để tác động hỗ trợ quá trình dạy học. * Các bước sử dụng mẫu vật, thí nghiệm trong dạy học môn KHTN Bước 1: Xây dựng kế hoạch GV nghiên cứu chương trình môn học, chủ đề “Vật sống”, KHTN 6,7 căn cứ vào yêu cầu cần đạt, xác định nội dung kiến thức có thể sử dụng được mẫu vật thực tế, các thí nghiệm tiến hành được để lên kế hoạch. Bước 2: Phân công chuẩn bị - Mẫu vật, thí nghiệm do học sinh chuẩn bị: + Gợi ý tìm mẫu vật: Dựa vào môi trường sống: rêu tường, giun đất, các loài thực vật; dựa vào sự quan sát tìm hiểu: chọn hạt chắc mẩy để làm thí nghiệm sự nảy mầm hay dựa vào đồ dùng có sẵn của mỗi gia đình: ấm đun nước, ca nhựa chia độ để thực hành làm sữa chua. + Đưa ra tiêu chí đánh giá sự chuẩn bị của cá nhân, nhóm để kích thích sự tìm tòi. + Các nhóm trưởng tập hợp, quản lí, báo cáo về GV trước tiết học, để vào các vị trí phù hợp tránh ảnh hưởng các tiết học khác, không dùng để đùa nghịch Chú ý: Khi dặn HS lấy mẫu, chỉ lấy những mẫu theo hướng dẫn của GV, tránh lấy bừa bãi dẫn đến tình trạng phá hoại cây xanh, môi trường. - Mẫu vật thí nghiệm do giáo viên chuẩn bị. + Giáo viên phải làm thử trước các thí nghiệm đó (đây là bước bắt buộc) để xem mức độ thành công của từng thí nghiệm từ đó điều chỉnh kịp thời (nếu cần) đảm bảo thí nghiệm phải chắc chắn thành công, có như vậy mới đem lại cho học sinh niềm tin vào khoa học. + Chủ động chuẩn bị 1 số mẫu vật khó tìm kiếm hơn, ví dụ: nấm rơm, nấm linh chi, mẫu vật hạt trần, hạt kín có cả cơ quan sinh sản Lưu ý: Một số mẫu vật, dụng cụ, nguyên liệu thay thế mà vẫn thực hiện đảm bảo yêu cầu bài học, ví dụ: lọ thuỷ tinh làm sữa chua có thể thay thế bằng lọ nhựa sạch. Tận dụng các dụng cụ, thiết bị của CT GDPT 2006, đồ dùng có sẵn trong cuộc sống như ca nhựa có vạch chia thay cho cốc thuỷ tinh cỡ lớn, ấm đun tại các gia đình, để thực hành làm sữa chua. Xây dựng kế hoạch và sự chuẩn bị mẫu vật, thí nghiệm ở một số bài học điển hình
- 5 Tên Yêu cầu cần đạt Chuẩn bị Ghi chú bài học (Mẫu vật, dụng cụ, nguyên liệu làm thí nghiệm) Khoa học tự nhiên 6 Bài 28. Biết cách làm sữa - HS chuẩn bị theo nhóm - Nhóm trưởng phân Thực chua 6 hs/nhóm, gồm; công nhiệm vụ cho hành làm từng thành viên. sữa chua Sữa chua không đường, Gợi ý: có thể sử dụng và quan sữa đặc có đường, nước quỹ lớp để các nhóm sát vi lọc, sữa tươi, cốc thuỷ chuẩn bị chung về khuẩn tinh(hoặc ca nhựa nhựa nguyên liệu. HS đảm bảo), lọ thuỷ tinh nghiên cứu trước các (lọ nhựa), ấm đun nước, bước tiến hành. thùng xốp hoặc thùng giữ nhiệt. - GV: Nhiệt kế. Bài 32. - Nhận biết được - HS chuẩn bị theo nhóm - GV thông báo trước Nấm một số đại diện gồm: Mộc nhĩ, tiêu chí đánh giá về nấm thông qua nấmhương, nấm đùi gà, sự chuẩn bị, kích quan sát mẫu vật, nấm linh chi, nấm kim thích HS tìm tòi. hình ảnh. châm,nấm rơm. - Hướng dẫn thêm - Trình bày vai Một số mẫu vật đã bị cách tạo ra mẫu vật bị trò của nấm trong mốc: bánh mì, quả cam mốc. tự nhiên. - GV: Chủ động chuẩn bị 1 số mẫu vật khó tìm kiếm hơn: nấm rơm, nấm linh chi, nấm đùi gà Bài 34. - Dựa vào sơ đồ, - HS chuẩn bị cá nhân, - HS chỉ lấy những Thực vật hình ảnh, mẫu sau đó tập hợp về nhóm mẫu theo hướng dẫn vật phân biệt các trưởng gồm: của GV, tránh lấy bừa nhóm thực vật. Rêu, dương xỉ (cỏ bợ, bãi dẫn đến tình trạng - Vai trò thực vật bèo ong, phần cơ quan phá hoại cây xanh, trong tự nhiên và sinh sản của thông (bách môi trường. trong đời sống. tán), cơ quan sinh sản - Lưu ý chọn mẫu vật của TV hạt kín (hoa, vừa qs, đối với nhóm quả): hoa hồng, bí, TV hạt trần, hạt kín mướp, cà chua nên chọn mẫu vật có cả cơ quan sinh sản. Bài 36. - Nhận biết được HS chuẩn bị theo nhóm - Các mẫu vật mực, Động vật các nhóm động - Động vật không tôm sông, ngao, cá vật không xương, xương: giun đất, mực, chép có thể sử dụng động vật có tôm sông, ngao, sò, châu quỹ lớp đại diện xương, dựa vào chấu, bọ ngựa nhóm chuẩn bị. quan sát hình - Lưu ý: HS tập hợp thái, mẫu vật. mẫu vật, thực hiện
- 6 Gọi tên một số - Động vật có xương theo hướng dẫn của con vật điển sống: cá chép, chim bồ thầy cô, không dùng hình. câu (khuyến khích) để đùa nghịch . Khoa học tự nhiên 7 Bài 27. - Tiến hành được - HS chuẩn bị cá nhân: Bước 1: Chuẩn bị hạt Thực thí nghiệm về hô Hạt đậu xanh, rổ nhỏ, nảy mầm, HS chuẩn hành: Hô hấp ở tế bào thực khăn sạch. bị tại nhà, yêu cầu HS hấp ở vật thông qua sự - GV: Đĩa Petri, cốc thuỷ ghi nhớ các bước tiến thực vật nảy mầm của hạt. tinh dán nhãn, chuông hành, thực hiện đảm thuỷ tinh bảo. * Lưu ý để TN thành công: - Phải chọn hạt chắc, mẩy. - Có thể ngâm thời gian 5-6 h để hạt ngậm đủ nước - Tưới nước sạch đều ngày 2-3 lần, nhưng không để hạt bị úng nước. Bài 32. - Tiến hành thí - HS chuẩn bị theo - TN1 chứng minh Thực nghiệm chứng nhóm: thân vận chuyển hành: minh thân vận + Cây cần tây, hoặc cành nước, HS có thể Chứng chuyển nước và hoa màu trắng (hoa chuẩn bị tại nhà theo minh lá thoát hơi nước. hồng, hoa cúc), nước các bước trước khi thân vận pha màu, cốc thuỷ tinh mang đến lớp 60p- chuyển 90p nước và * Lưu ý: Chọn cành lá thoát tươi. Có thể cắm cành hơi nước vào cốc nước màu thời gian lâu hơn 2-4 giờ thì càng dễ quan sát. + Cây trồng trong chậu - TN 2 chứng minh lá đất ẩm, dao mổ, túi thoát hơi nước: GV nylon trong suốt khuyến khích 2-3 nhóm cặp đôi chuẩn bị tại nhà, sau đó mang đến lớp quan sát. - Lưu ý khi sử dụng dụng cụ, chọn cây xanh có kích thước phù hợp như hình SGK. Bước 3: Tổ chức hoạt động sử dụng mẫu vật, thí nghiệm trong các tiết dạy.
- 7 - Mẫu vật, thí nghiệm phải để ở vị trí thuận tiện nhất cho HS quan sát, theo nguyên tắc chỉ đưa ra khi nghiên cứu phần kiến thức đó và sử dụng xong phải cất đi. Khi quan sát phải làm theo hướng dẫn của GV, không được lấy mẫu vật để đùa chơi trong giờ học. - GV tổ các hoạt động dạy học bình thường theo gợi ý mẫu kế hoạch bài dạy môn KHTN. Chỉ khác là trước khi thực hiện hoạt động hình thành kiến thức mới GV kiểm tra mẫu vật, dụng cụ, nguyên liệu làm thí nghiệm của các nhóm. Trong quá trình tổ chức, thay việc HS quan sát thông qua tranh ảnh, SGK bằng việc HS quan sát trực tiếp mẫu vật thật, các thí nghiệm do tự tay các em tiến hành. - Các bước thực hiện trong hoạt hình thành kiến thức mới theo gợi ý mẫu kế hoạch bài dạy môn KHTN, cụ thể là: + Kiểm tra sự chuẩn bị mẫu vật, dụng cụ, nguyên liệu 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập - Giao nhiệm vụ tuỳ từng yêu cầu bài học - Phát cho các nhóm phiếu học tập để các em ghi lại các hiện tượng, số liệu, kết quả mà các em quan sát được qua mẫu vật, thí nghiệm đó. 2. Thực hiện nhiệm vụ - Các nhóm HS cần thực hiện đúng theo các bước được trình chiếu cụ thể. - GV bổ sung một số lưu ý khi tiến hành thực hiện. - Để đạt được hiệu quả cao, trong khi tiến hành thí nghiệm giáo viên có thể đặt các câu hỏi khắc sâu về các tình huống trong khi quan sát mẫu vật, thí nghiệm nhằm tạo cho học sinh những tình huống có vấn đề để các em cùng suy nghĩ tháo gỡ từ đó các em hiểu sâu hơn. 3. Báo cáo, thảo luận: Sau khi tiến hành thí nghiệm xong giáo viên cho các nhóm lần lượt báo cáo kết quả mà học sinh thu thập được qua quan sát mẫu vật, thí nghiệm. Hướng dẫn học sinh nhận xét chéo, phân tích kết quả thí nghiệm và rút ra kết luận. Tùy theo từng bài mà giáo viên có thể nêu thêm thí nghiệm thay thế hoặc cho học sinh tự đề xuất thí nghiệm thay thế khác để cho bài học phong phú đa dạng nhằm phát triển được vốn hiểu biết của học sinh. Nhưng các thí nghiệm thay thế đó đòi hỏi phải đảm bảo đúng và chính xác mục tiêu của thí nghiệm. 4. Kết quả, nhận định. - GV chốt kiến thức. Ngoài ra, người dạy tự đánh giá lại quá trình tổ chức hoạt động dạy học với mục tiêu của yêu cầu cần đạt, để điều chỉnh, bổ sung cho hợp lí, tự so sánh giữa lớp đối chứng với lớp thực nghiệm. * Một số ví dụ cụ thể: 1. Khi giảng dạy Bài 28. Thực hành: Làm sữa chua và quan sát vi khuẩn
- 8 * Mục tiêu: Biết cách làm sữa chua * Chuẩn bị: - HS: Chuẩn bị theo nhóm: (6 hs/nhóm), gồm; Sữa chua không đường, sữa đặc có đường, nước lọc, sữa tươi, lọ thuỷ tinh (hoặc lọ nhựa), cốc thuỷ tinh (hoặc ca nhựa chia độ), ấm đun nước, thùng xốp hoặc thùng giữ nhiệt. HS nghiên cứu trước các bước tiến hành - GV: Nhiệt kế. Kiểm tra sự chuẩn bị của các nhóm HS. Gợi ý: Có thể sử dụng quỹ lớp để các nhóm chuẩn bị chung về nguyên liệu. * Tổ chức thực hiện: Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập: - GV đặt vấn đề: Trong sữa chua có nhiều lợi khuẩn, rất tốt cho hệ tiêu hóa. Chúng ta có thể sử dụng sữa chua hàng ngày với một lượng vừa đủ. Vậy sau đây các nhóm hãy thực hành làm sữa chua. - Chia lớp thành các nhóm (6 HS/1 nhóm) - Yêu cầu thảo luận nhóm, đề xuất các bước làm sữa chua, phân công nhiệm vụ cho từng thành viên trong nhóm. - Lưu ý: Cẩn thận, tránh đổ vỡ, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập: 2-3 HS nhắc lại các bước làm sữa chua. - Lưu ý: Có thể thay nước lọc bằng sũa tươi. Hoặc dùng nước lọc và dùng thêm 1 hộp sữa tươi. GV: Trình chiếu trên màn chiếu các bước và lưu ý khi thực hiện. HS tiến hành thực hành làm sữa chua theo nhóm. GV quan sát, theo dõi, hỗ trợ (nếu cần)
- 9 Bước 3. Báo cáo kết quả và thảo luận: Đại diện HS các nhóm trình bày báo cáo thực hành, các nhóm khác lắng nghe, nhận xét và bổ sung. - Tổ chức cho HS quan sát sản phẩm của từng nhóm và trả lời câu hỏi: 1. Vì sao trong khi làm sữa chua, không dùng nước sôi để pha hộp sữa chua dùng làm giống? 2. Sau thời gian ủ ấm hỗn hợp làm sữa chua, nếu để sản phẩm ở ngoài, không cho vào tủ lạnh thì điều gì sẽ xảy ra? Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập. - GV tổ chức cho HS lần lượt đánh giá phần trình bày, sản phẩm của các nhóm theo tiêu chí. Đánh giá kết quả thảo luận của các nhóm theo Rubric sau Kĩ năng Mức độ biểu hiện Mức 3 Mức 2 Mức 1
- 10 Chuẩn bị - Chuẩn bị đầy đủ dụng - Chuẩn bị được hầu - Không chuẩn bị đồ dùng thí cụ thí nghiệm hết các dụng cụ thí hoặc chuẩn bị thiếu nghiệm nghiệm dụng cụ thí nghiệm Thực hiện - Thực hiện chính xác, - Thực hiện đúng - Không thực hiện thí nghiệm đúng thời gian, toàn bộ phần lớn các các được hoặc thực hiện các bước trong quy trình bước trong quy trình không đúng nhiều thí nghiệm thí nghiệm bước trong quy trình thí nghiệm Báo cáo - Báo cáo cách tiến hành - Báo cáo được cách - Báo cáo cách tiến và trả lời câu hỏi khoa tiến hành và trả lời hành và trả lời câu học đầy đủ, chính xác câu hỏi chưa đầy đủ, hỏi chưa khoa học chính xác đầy đủ, chính xác - Liên hệ với việc muối dưa, muối cà để vận dụng kiến thức vào đời sống. Gợi ý các em sử dụng kiến thức bài học về nhà giúp đỡ gia đình tạo món ăn ngon miệng kích thích tiêu hoá. Hướng dẫn làm sữa chua tại nhà theo đường link: (Sản phẩm vận dụng thực hành làm sữa chua tại gia đình)
- 11 (Sản phẩm vận dụng thực hành làm sữa chua tại gia đình) 2. Khi giảng dạy bài 32. Nấm 1.1. Hoạt động tìm hiểu về đa dạng nấm Mục tiêu: Nhận biết đại diện nấm thông qua quan sát hình ảnh, mẫu vật Trình bày được vai trò của nấm trong tự nhiên và trong thực tiễn. Chuẩn bị: HS chuẩn bị theo nhóm 1 số loại nấm: mộc nhĩ, nấm hương, nấm đùi gà, nấm kim châm, nấm linh chi (khuyến khích). Một số mẫu vật đã bị mốc: bánh mì, quả cam (theo gợi ý của GV) GV: Chủ động chuẩn bị 1 số mẫu vật khó tìm kiếm hơn: nấm rơm, nấm linh chi Tổ chức thực hiện: Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập: + Kiểm tra sự chuẩn bị của HS, sắp xếp mẫu vật vào khay, để vị trí trung tâm nhóm. + Yêu cầu HS quan sát mẫu vật, nghiên cứu thông tin SGK mục I, hình 32.1 và hoàn thành phiếu học tập: 1. Nhận xét hình dạng và kích thước của các loại nấm? 2. Hãy kể tên 1 số loại nấm mà em biết? Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập: + HS nghiên cứu thông tin SGK, quan sát hình ảnh, mẫu vật.
- 12 + Thảo luận nhóm thực hiện nhiệm vụ, mỗi HS/nhóm hoàn thành một nhiệm vụ sau đó tổng hợp lại các kiến thức của HS trong từng nhóm. Kĩ thuật khăn trải bàn. Bước 3. Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập: + GV lựa chọn 3-4 nhóm báo cáo kết quả thảo luận, các nhóm khác bổ sung. Bước 4. Kết luận, nhận định: - GV nhận xét phần trình bày của HS, đánh giá tinh thần làm việc của nhóm. - Kết luận, chốt kiến thức. 1.2. Hoạt động tìm hiểu về vai trò của nấm Mục tiêu: Trình bày được vai trò của nấm trong tự nhiên và trong đời sống.
- 13 Tổ chức thực hiện: Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập: HS hoàn thành phiếu học tập theo nhóm đôi 1. Trình bày vai trò của nấm trong tự nhiên và trong đời sống con người 2. Nêu tên các loại nấm mà em biết và tác dụng của của chúng rồi hoàn thành bảng theo mẫu sau: Vai trò của nấm đối với con người Tên các loại nấm Dùng làm thực phẩm ? Dùng trong công nghiệp chế biến thực phẩm ? Dùng làm dược liệu ? Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập: HS thảo luận theo nhóm đôi thực hiện nhiệm vụ Bước 3. Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ: GV chọn 2 đến 3 nhóm báo cáo kết quả, mỗi nhóm 2 HS lên trình bày các nhóm nhận xét, bổ sung. Bước 4. Kết luận, nhận định: Thang đánh giá từng thành viên trong nhóm.
- 14 Tiêu chí đánh giá Mức độ đạt được Tốt Khá TB Yếu 1 Tích cực tham gia các hoạt động của nhóm 2 Tinh thần trách nhiệm trong công việc 3 Trình bày sản phẩm khoa học 4 Lắng nghe ý kiến của thành viên trong nhóm 5 Thu được câu trả lời chất lượng Thang đánh giá sự chuẩn bị và khả năng trả lời câu hỏi của các nhóm HS Nội dung Mức 4 Mức 3 Mức 2 Mức 1 (Giỏi) (Khá) ( Trung bình ) (Yếu) Mẫu vật Chuẩn bị đầy Chuẩn bị tương Chuẩn bị 50% yêu Chuẩn bị ít đủ đối đầy đủ cầu Kiến Trả lời đúng Trả lời hầu hết Trả lời khoảng Trả lời được rất thức câu hỏi các ý đúng 50% các ý đúng ít ý đúng Hình Trình bày rõ Viết còn dài Diễn đạt còn chưa Diễn đạt lúng thức ràng ngắn gọn hoặc quá ngắn xúc tích túng gọn III. Hiệu quả đạt được Trong quá trình giảng dạy, bản thân tôi nhận thấy: - Các em rất tích cực, hào hứng trong việc chuẩn bị, sưu tầm mẫu vật. Nhiều HS mạnh dạn, xung phong chuẩn bị các mẫu vật khó hơn như nấm mốc trên bánh mì, cơm nguội, quả cam - Trong quá trình chuẩn bị, HS đã tự tìm tìm hiểu chiếm lĩnh tri thức, dựa vào hiểu biết thực tế, dễ dàng thực hiện được mục tiêu bài học. Nhiều HS đã nhận biết một số đại diện của nấm, trình bày được vai trò của nấm đối với con người. Vì thế, các mục tiêu còn lại của bài học cũng dễ dàng thực hiện hơn. - GV áp dụng được việc đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới kiểm tra đánh giá thực hiện mục tiêu bài học một cách hiệu quả. * Đánh giá kết quả thực nghiệm sư phạm Khi giảng dạy chủ đề vật sống, môn KHTN tôi đã tiến hành thực nghiệm tại lớp 6C và lấy lớp 6B làm đối chứng. Hai lớp này có lực học tương đương nhau. Sau khi so sánh lớp thực nghiệm (6C) học sinh được quan sát trực tiếp mẫu vật, tiến hành thí nghiệm so với lớp đối chứng (6B) học sinh quan sát mẫu vật, thí nghiệm thông qua tranh ảnh, hình vẽ, kết quả như sau:
- 15 - Phân tích hiệu quả của tiến trình dạy học đối với việc phát huy tính tích cực, chủ động tự lực của học sinh. Ban đầu học sinh còn lúng túng, bỡ ngỡ, không tự tin. GV đã dùng nhiều cách để động viên như tạo không khí thoải mái trong lớp, khuyến khích học sinh hoạt động, khen ngợi học sinh đúng lúc. Khi đã bắt đầu quen với việc trực tiếp quan sát và tiến hành thí nghiệm thì dần dần thấy học sinh làm việc tự tin, tích cực và hứng thú hơn. Học sinh trao đổi, tranh luận sôi nổi với nhau và với giáo viên, biết hợp tác làm việc theo nhóm. Học sinh tự tin hơn trong giao tiếp và ứng xử. Trong các buổi học các em nghiêm túc khi làm việc cá nhân, sôi nổi khi thảo luận nhóm, rất tích cực khi làm việc chung cả lớp và khi làm thí nghiệm. Như vậy, tổ chức dạy học đã phát huy được tính tích cực của học sinh khi học sinh được sử dụng đồ dùng dạy học tối đa. Tính tự lực của học sinh tuy chưa được thể hiện ở tất cả các học sinh trong lớp thực nghiệm, một số ít học sinh còn tỏ ra ỷ lại cho các bạn trong nhóm, không có ý kiến cá nhân, không tham gia khi thảo luận ở tiết học đầu tiên nhưng chỉ sang tiết học thứ hai khi các em đã bắt nhịp được với phương pháp mới thì chúng tôi quan sát thấy tất cả học sinh đã thể hiện sự nỗ lực của bản thân khi đưa ra các quan điểm cá nhân, tranh luận với các bạn cùng nhóm, và trong nghiên cứu các thí nghiệm mỗi học sinh đều muốn tự tay làm thí nghiệm nên các em đã thay phiên nhau tiến hành các bước thí nghiệm sau khi được phát dụng cụ. - Phân tích hiệu quả của tiến trình dạy học đối với việc phát huy tính sáng tạo của HS. Trên cơ sở các tiêu chí đánh giá năng lực sáng tạo của học sinh, chúng tôi đánh giá hiệu quả của qui trình đã dạy thông qua quá trình làm việc độc lập, thảo luận nhóm, qua các bài báo cáo của học sinh, qua thông tin phản hồi của học sinh + Học sinh rất sáng tạo trong việc đề xuất các giải pháp, tiến hành thí nghiệm: + Học sinh thực sự tham gia vào các khâu từ đề xuất các dự đoán, các ý tưởng thực nghiệm, lựa chọn các thiết bị đến việc tiến hành các thí nghiệm. - Phân tích hiệu quả của tiến trình dạy học đối với việc phát triển ngôn ngữ của học sinh. Sự phát triển ngôn ngữ của học sinh được thể hiện rõ trong buổi học. Học sinh không chỉ phát triển về ngôn ngữ nói và còn phát triển cả ngôn ngữ viết cụ thể như sau: Thể hiện qua học sinh trình bày bài báo cáo, ở bài đầu các nhóm rất khó khăn khi cử người lên báo cáo, học sinh được cử lên thì còn lúng túng đến bài thứ hai những thì học sinh đã có kinh nghiệm, biết cách trình bày để thuyết phục người nghe, tự tin hơn khi trình bày. * Hiệu quả đạt được
- 16 Sau khi học xong,tôi tiến hành cho HS hai lớp phiếu khảo sát về “Hứng thú học tập môn Khoa học tự nhiên” (mẫu phiếu 1) và bài kiểm tra đánh giá năng lực (mẫu phiếu Thống kê qua mẫu khảo sát phiếu số 1 Rất hứng thú Hứng thú Bình thường Ít hứng thú 6B 6C 6B 6C 6B 6C 6B 6C 11,1% 20% 17,8% 46,7% 47,6% 28,9% 22,2% 4,4% Bảng so sánh hứng thú học tập môn Khoa học tự nhiên của HS lớp đối chứng (6B) và lớp thực nghiệm (6C) 47.6% 50.0% 46.7% 40.0% 28.9% 30.0% 22.2% 20.0% 17.8% 20.0% 11.1% 10.0% 4.4% 0.0% 1 Lớp đối chứng2 Lớp thực nghiệm3 4 Thống kê qua kết quả bài kiểm tra phiếu số 2 Điểm 9-10 Điểm 7-8 Điểm 5-6 Điểm 1-4 6B 6C 6B 6C 6B 6C 6B 6C 8,9% 33,3% 26,7% 51,1% 53,3% 15,6% 11,1% 0% Bảng so sánh điểm kiểm tra học tập môn Khoa học tự nhiên của HS lớp đối chứng (6B) và lớp thực nghiệm (6C) 60.0% 53.3% 51.1% 50.0% 40.0% 33.3% 30.0% 26.7% 20.0% 15.6% 11.1% 8.9% 10.0% 0.0% 0.0%0.0% 0.0% 1 2 3 4 5 Lớp đối chứng Lớp thực nghiệm * Tính mới, tính sáng tạo của biện pháp - Trong quá trình dạy học thay vì việc GV tổ chức cho học sinh hoạt động thông qua quan sát tranh ảnh, SGK bản thân tôi đã xây dựng kế hoạch cụ thể để tổ chức cho HS chiếm lĩnh tri thức thông qua việc sử dụng mẫu vật, thí nghiệm gắn
- 17 liền thực tiễn, để thực hiện mục tiêu đổi mới giáo dục, đổi mới phương pháp dạy học. - Trong thực tế giảng dạy ở lớp đối chứng, khi GV hướng dẫn HS về nhà đọc nghiên cứu bài mới thì nhiều HS không thực hiện hoặc thực hiện ít hiệu quả. Xong, nếu GV hướng dẫn và khuyến khích HS tìm hiểu, chuẩn bị mẫu vật, đổi mới trong kiểm tra đánh giá thì các em lại hào hứng thực hiện nhiệm vụ. Trong quá trình chuẩn bị,các em đã nhận biết được bài mới học về nội dung gì, một số ứng dụng trong cuộc sổng, từ đó phát triển năng lực, phẩm chất cho HS. - Sử dụng mẫu vật, thí nghiệm gắn liền với thực tiễn trong giảng dạy có hiệu quả là tiền đề để GV có thể tổ chức dạy học trải nghiệm, dạy học STEM để thực hiện mục tiêu đổi mới GD toàn diện. IV. Điều kiện và khả năng áp dụng biện pháp Năm học 2023-2024 là năm học tiếp tục thực hiện đổi mới giáo dục, dạy học theo định hướng phát triển năng lực HS. - Nội dung biện pháp phù hợp với văn bản hướng dẫn giảng dạy bộ môn của Sở GD-ĐT, chỉ đạo chuyên môn của PGD. - Biện pháp cũng phù hợp với đặc thù bộ môn, đối tượng HS, thực tiễn nhà trường, đáp ứng yêu cầu đổi mới phương phấp dạy học và kiểm tra đánh giá. Điều kiện để áp dụng biện pháp: Cần lên kế hoạch và cần thời gian chuẩn bị - GV lên kế hoạch các bài học có thể sử dụng mẫu vật, thí nghiệm thực tiễn. - Phân công, hướng dẫn chuẩn bị, sưu tầm mẫu vật, nguyên liệu trong đời sống. Có tiêu chí đánh giá động viên, khuyến khích HS. - Các bước tiến hành cần hướng dẫn cụ thể, các lưu ý cần thiết. Khả năng phát triển, vận dụng, mở rộng của biện pháp: - Biện pháp phù hợp áp dụng giảng dạy một số chủ đề khác của môn khoa học tự nhiên. - Có thể vận dụng, điều chỉnh phù hợp để nâng cao chất lượng dạy học, phát triển năng lực HS, nhất là các bộ môn khoa học thực nghiệm. - Biện pháp có thể thực hiện tại các cơ sở giáo dục khác. - Khi áp dụng biện pháp, không tốn kém về mặt kinh tế, tuy mất thời gian chuẩn bị, giáo viên tận dụng những điều kiện sẵn có và khắc phục khó khăn về cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học để góp phần nâng cao chất lượng dạy học. V. Cam kết: Tôi cam kết biện pháp này lần đầu tiên được dung để đăng ký tham dự hội thi và chưa dùng để xét duyệt thành tích khen thưởng cá nhân tôi trước đây./.
- 18 XÁC NHẬN Xuân Trường, ngày 30 tháng 9 năm 2023 CỦA LÃNH ĐẠO NHÀ TRƯỜNG GIÁO VIÊN (Lời xác nhận, họ tên, chữ kí, đóng dấu) Trịnh Thị Duyên Một số hình ảnh minh hoạ hoạt động của học sinh (Phần chuẩn bị hạt nảy mầm của HS)
- 19 (Hoạt động tìm hiểu về thí nghiệm sự nảy mầm của hạt)
- 20 (Hoạt động tìm tòi, chiếm lĩnh tri thức thông qua quan sát mẫu vật)
- 21 (Kết quả học tập, rèn luyện môn KH TN lớp thực nghiệm-6C)
- 22 (Kết quả học tập, rèn luyện lớp đối chứng 6B)